ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Tập huấn đối với phát triển dự án tại Việt Nam

Chia sẻ
In

Ngày 12/11/2018, hơn 30 đại diện, bao gồm các nhà phát triển dự án điện mặt trời áp mái và các công ty tư vấn kỹ thuật, đã tham gia vào Tuần Tập huấn Đọc – Phát triển Dự án (GTWPD) tại thành phố Hồ Chí Minh. Diễn ra từ ngày 12 đến 16/11, tuần Tập huấn được phối hợp tổ chức bởi Chương trình Phát triển Dự án (PDP) của GIZ và Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (GIC/AHK) thay mặt Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang CHLB Đức (BMWi) trong khuôn khổ Sáng kiến Giải pháp Năng lượng Đức.

Các học viên tham gia Tuần tập huấn đã có cơ hội tiếp cận các kiến thức chuyên ngành về các khía cạnh khác nhau từ kỹ thuật, thương mại đến pháp lý trong quy trình phát triển dự án điện mặt trời áp mái nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế đồng thời đáp ứng được yêu cầu của các bên cho vay vốn với mục tiêu nhân rộng ứng dụng điện mặt trời áp mái tại Việt Nam. Đặc biệt, tất cả các khía cạnh cần thiết để xây dựng một hệ số dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế cũng được giới thiệu tại khóa tập huấn.

Ông Simon Bittner, Cố vấn Phát triển Dự án PDP của GIZ, cho biết: “Thông qua Tuần tập huấn Đức – Phát triển Dự án, chúng tôi đặt mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng những kinh nghiệm từ các công ty Đức trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ điện mặt trời áp mái. Tuần Tập huấn cũng là diễn đàn cho việc chuyển giao công nghệ và giải pháp cũng như kết nối doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp Đức và Việt Nam.”

Hiện tại, thị trường điện mặt trời Việt Nam được các đối tác quốc tế đánh giá là một trong những thị trường năng động và tiềm năng nhất trong khu vực, sau khi áp dụng các chính sách pháp luật đầu tiên về điện mặt trời, có thể kể đến Quyết định 11/2017/Q?-TTg được ban hành vào tháng 4/2017. Nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có công suất lắp đặt 35MW, đã đi vào vận hành từ tháng 10 năm nay và nhiều dự án điện mặt trời khác đang trong quá trình phát triển.

Quyết định 11 cũng tạo nền tảng pháp lý cho việc thu hút đầu tư từ nhân vào phân khúc điện mặt trời áp mái tại các đơn vị công nghiệp và thương mại tiêu thụ điện năng cao. Tuy nhiên, khả năng tài chính hạn chế của các khách hàng địa phương cũng như sự thiếu kinh nghiệm trong phát triển dự án của các nhà thầu trong nước dẫn đến việc các dự án không đáp ứng các điều kiện vay vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng chính là các trở ngại chính trong việc triển khai các dự án điện mặt trời áp mái tại Việt Nam.

Tin tức liên quan

Tin tức

mới nhất

Tin tức liên quan