ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Thúc đẩy Chuyển Dịch Ngành Năng Lượng tại Việt Nam

(TEV)

Chia sẻ
In
DSC06547

Tin tức liên quan

Hoạt động

Dự án TEV nhằm mục tiêu thúc đẩy xây dựng chiến lược dài hạn về chuyển đổi năng lượng, bao gồm cả cơ sở vững chắc về khung pháp lý và quy định, cũng như chuyển giao kiến thức công nghệ để chuyển đổi năng lượng theo hướng thấp carbon, thân thiện với môi trường.

Dự án sẽ tạo ra sự hòa hợp giữa các hoạt động năng lượng đang diễn ra tại Việt Nam thông qua việc: (1) sử dụng kiến thức chuyên môn của các bên liên quan tại Việt Nam để đưa ra các khuyến nghị chính sách; (2) học hỏi kinh nghiệm xây dựng chiến lược chuyển đổi năng lượng (CDNL) của các nước trên thế giới; (3) phân tích tác động kinh tế-xã hội của các kịch bản CDNL khác nhau; và (4) thúc đẩy sự kết hợp liên ngành như: cung cấp nhiệt, công nghiệp và giao thông vận tải.

HOẠT ĐỘNG

Dự án TEV sẽ triển khai các hoạt động nhằm thực hiện 3 kết quả dưới đây:

Kết quả 1: Nâng cao năng lực của Bộ Công Thương (BCT) trong phát triển chiến lược chuyển đổi năng lượng (CDNL).

  • Tư vấn mô hình hóa các kịch bản công nghệ trong CDNL
  • Tư vấn xác minh giả định và kết quả của các kịch bản công nghệ hỗ trợ CDNL
  • Tư vấn về việc thực hiện phân tích tác động về môi trường và kinh tế-xã hội cho các kịch bản công nghệ hỗ trợ CDNL
  • Tư vấn để đưa ra các khuyến nghị chính sách cho chiến lược CDNL công bằng và lên kế hoạch thực hiện một cách phù hợp.

Kết quả 2: Nâng cao năng lực của BCT trong triển khai thực hiện các quy định về CDNL.

  • Tăng cường trao đổi các kinh nghiệm về thiết kế khung pháp lý và điều tiết hiệu quả cho quá trình CDNL, cũng như các quy định phối hợp trong bối cảnh kết hợp liên ngành.
  • Tư vấn thực hiện phân tích khoảng trống giữa các yêu cầu của chiến lược CDNL và khung pháp lý hiện hành.
  • Tư vấn xây dựng các khuyến nghị nhằm điều chỉnh khung pháp lý và điều tiết.
  • Tăng cường trao đổi và xây dựng mạng lưới quốc tế về các vấn đề liên quan đến luật và quy định trong chuyển đổi năng lượng công bằng.

Kết quả 3: Đẩy mạnh chia sẻ kiến thức mới về các giải pháp công nghệ hỗ trợ CDNL.

  • Đào tạo các chuyên gia và nhà quản lý về các yêu cầu công nghệ cho quá trình CDNL.
  • Thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm đồng cấp (ví dụ: thông qua trao đổi với mạng lưới phản ứng trong ngành năng lượng tại Đức) về kết hợp liên ngành và các mô hình kinh doanh liên kết.
  • Phối hợp với các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm xác định các giải pháp công nghệ tiềm năng và phù hợp cho Việt Nam.
  • Thực hiện thí điểm ứng dụng các công nghệ cho phép chuyển đổi năng lượng, từ đó đánh giá hiệu quả của những công nghệ này và phổ biến kiến thức liên quan.
Thời gian thực hiện

10/2022 - 09/2025

ngân sách

€4.000.000

Cơ quan tài trợ

Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ).

Đối tác dự án

  • Đối tác chính trị: Bộ Công Thương Việt Nam
  • Đối tác thực hiện:
    • Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV)
    • Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (EREA)

Tra cứu ấn phẩm dự án

Dự án khác

TEV

Thúc đẩy Chuyển Dịch Ngành Năng Lượng tại Việt Nam

Chia sẻ
In
DSC06547
Thời gian thực hiện

10/2022 - 09/2025

Ngân sách

€4.000.000

Cơ quan tài trợ

Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ).

Đối tác dự án

  • Đối tác chính trị: Bộ Công Thương Việt Nam
  • Đối tác thực hiện:
    • Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV)
    • Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (EREA)

Hoạt động

Dự án TEV nhằm mục tiêu thúc đẩy xây dựng chiến lược dài hạn về chuyển đổi năng lượng, bao gồm cả cơ sở vững chắc về khung pháp lý và quy định, cũng như chuyển giao kiến thức công nghệ để chuyển đổi năng lượng theo hướng thấp carbon, thân thiện với môi trường.

Dự án sẽ tạo ra sự hòa hợp giữa các hoạt động năng lượng đang diễn ra tại Việt Nam thông qua việc: (1) sử dụng kiến thức chuyên môn của các bên liên quan tại Việt Nam để đưa ra các khuyến nghị chính sách; (2) học hỏi kinh nghiệm xây dựng chiến lược chuyển đổi năng lượng (CDNL) của các nước trên thế giới; (3) phân tích tác động kinh tế-xã hội của các kịch bản CDNL khác nhau; và (4) thúc đẩy sự kết hợp liên ngành như: cung cấp nhiệt, công nghiệp và giao thông vận tải.

HOẠT ĐỘNG

Dự án TEV sẽ triển khai các hoạt động nhằm thực hiện 3 kết quả dưới đây:

Kết quả 1: Nâng cao năng lực của Bộ Công Thương (BCT) trong phát triển chiến lược chuyển đổi năng lượng (CDNL).

  • Tư vấn mô hình hóa các kịch bản công nghệ trong CDNL
  • Tư vấn xác minh giả định và kết quả của các kịch bản công nghệ hỗ trợ CDNL
  • Tư vấn về việc thực hiện phân tích tác động về môi trường và kinh tế-xã hội cho các kịch bản công nghệ hỗ trợ CDNL
  • Tư vấn để đưa ra các khuyến nghị chính sách cho chiến lược CDNL công bằng và lên kế hoạch thực hiện một cách phù hợp.

Kết quả 2: Nâng cao năng lực của BCT trong triển khai thực hiện các quy định về CDNL.

  • Tăng cường trao đổi các kinh nghiệm về thiết kế khung pháp lý và điều tiết hiệu quả cho quá trình CDNL, cũng như các quy định phối hợp trong bối cảnh kết hợp liên ngành.
  • Tư vấn thực hiện phân tích khoảng trống giữa các yêu cầu của chiến lược CDNL và khung pháp lý hiện hành.
  • Tư vấn xây dựng các khuyến nghị nhằm điều chỉnh khung pháp lý và điều tiết.
  • Tăng cường trao đổi và xây dựng mạng lưới quốc tế về các vấn đề liên quan đến luật và quy định trong chuyển đổi năng lượng công bằng.

Kết quả 3: Đẩy mạnh chia sẻ kiến thức mới về các giải pháp công nghệ hỗ trợ CDNL.

  • Đào tạo các chuyên gia và nhà quản lý về các yêu cầu công nghệ cho quá trình CDNL.
  • Thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm đồng cấp (ví dụ: thông qua trao đổi với mạng lưới phản ứng trong ngành năng lượng tại Đức) về kết hợp liên ngành và các mô hình kinh doanh liên kết.
  • Phối hợp với các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm xác định các giải pháp công nghệ tiềm năng và phù hợp cho Việt Nam.
  • Thực hiện thí điểm ứng dụng các công nghệ cho phép chuyển đổi năng lượng, từ đó đánh giá hiệu quả của những công nghệ này và phổ biến kiến thức liên quan.

Tra cứu ấn phẩm dự án

Dự án khác

Tin tức liên quan