ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Liên minh May mặc Bền vững và Chương trình Phát triển Dự án Khởi động Năng lượng Hợp tác tại Việt Nam

Chia sẻ
In

Ngày 22/11, Liên minh May mặc Bền vững (SAC) và Chương trình Phát triển Dự án (PDP) đã tổ chức buổi họp tại Việt Nam để khởi động việc hợp tác giữa hai tổ chức. Nỗ lực này nhằm phát triển và mở rộng quy mô các dự án điện mặt trời mái nhà cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

Chương trình Phát triển Dự án (PDP) do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ thực hiện, là một phần của Chương trình Sáng kiến Giải pháp Năng lượng Đức. PDP được Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu CHLB Đức (BMWK) điều phối và tài trợ, với mục tiêu quảng bá các công nghệ và giải pháp năng lượng tiên tiến của Đức và châu Âu tại các quốc gia khác trên thế giới. Chương trình PDP liên kết hợp tác phát triển với sự tham gia của khối tư nhân, nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các nhà cung cấp uy tín về giải pháp năng lượng thân thiện với khí hậu. Việc hợp tác này mong muốn mang lại kết quả tích cực cho các bên, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại các quốc gia nằm trong phạm vi hoạt động của chương trình. Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ của Đức và châu Âu cũng sẽ được hưởng lợi khi giảm bớt áp lực mở rộng kinh doanh tại các quốc gia đang phát triển và các thị trường mới nổi.

Buổi làm việc có sự tham dự của 40 đại diện các nhà máy dệt may theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Bà Eunice Joan – Cố vấn Năng lượng và Đại diện Quốc gia của Chương trình PDP tại Việt Nam – đã giới thiệu về các hỗ trợ và dịch vụ mà PDP sẽ cung cấp cho các cơ sở sản xuất, hướng dẫn họ về quy trình phát triển các dự án điện mặt trời, từ việc lựa chọn quy mô hệ thống, kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ có kinh nghiệm của Đức và các kịch bản đầu tư hiệu quả nhất. Những hỗ trợ này bao gồm đánh giá kỹ thuật, tính toán tài chính, lắp đặt hệ thống và kết nối với các tổ chức tài chính.

Bà Joyce Tsoi, Giám đốc chương trình Hành động chung của SAC đã chia sẻ thông tin về nhóm hoạt động của mình, trong đó nhóm giám sát việc phát triển Chương trình khí carbon để hỗ trợ các mục tiêu của tổ chức nhằm đạt được mức giảm 45% phát thải khí nhà kính vào năm 2030, phù hợp với các mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học (SBT), cũng như hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. SAC đã triển khai Chương trình khí carbon vào năm 2022 và tích hợp SBT vào các yêu cầu bắt buộc cho các thành viên của mình vào năm 2023. Hiện nay, hơn 50% các thành viên của SAC đã tiến hành thực hiện các hoạt động dựa trên các yêu cầu này.

Tin tức liên quan

Tin tức

mới nhất

Tin tức liên quan