ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Hỗ trợ Mở rộng Quy mô Điện Gió

(WIND)

Chia sẻ
In
wind-turbine-25

Tin tức liên quan

Hoạt động

Thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật trong thời gian từ 2014 đến 2018, Dự án Hỗ trợ Mở rộng Quy mô Điện Gió tại Việt Nam nhằm giải quyết các rào cản liên quan đến chính sách và thị trường cũng như nhu cầu nâng cao năng lực trong thị trường điện gió. Dự án gồm ba Lĩnh vực Hoạt động dựa trên sự phát triển của ngành điện gió.

 

Lĩnh vực Hoạt động 1: Khung pháp lý

Bộ Công Thương và GIZ đã cùng phối hợp hoàn thiện các khung chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện đầu tư vào điện gió ở Việt Nam. Các đối tác của GIZ trong lĩnh vực này gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Cục Điều tiết Điện lực (ERAV), Viện Năng Lượng cũng như các cơ quan chính quyền cấp tỉnh (ví dụ như Sở Công Thương).

 

Ví dụ 1: Đề xuất giá bán điện gió (FiT) mới

Dựa trên các nghiên cứu khả thi cho các dự án điện gió tại Việt Nam, GIZ đã phát triển một công cụ để tính toán giá bán điện mới khả thi về mặt kinh tế theo điều kiện địa phương. Tiếp đó là xây dựng đề xuất sửa đổi mức giá hiện hành và trình lên Chính phủ Việt Nam cùng với các đóng góp từ các nhà tài trợ khác. Vào ngày 10/9/2018, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt đề xuất sửa đổi giá điện gió, tăng từ 7,8 cent/kWh (US) lên thành 8,5 cent/kWh đối với dự án điện gió trên bờ và 9,8 cent/kWh đối với dự án điện gió ngoài khơi.

Ví dụ 2: Hướng dẫn Đầu tư vào điện gió

Để cung cấp hướng dẫn rõ ràng đối với việc đầu tư vào ngành điện gió tại Việt Nam cho cả khu vực công và dân vận tư nhân, GIZ đã phát triển Bộ Hướng dẫn Đầu tư vào điện gió. Tài liệu này đã được tổng hợp và soạn thảo, cung cấp cái nhìn tổng quan về những cơ hội để cải thiện hơn nữa các quy trình, thủ tục đầu tư hiện hành.

 

Ví dụ 3: Chi phí điện quy định của các dự án điện gió hiện tại tại Việt Nam

Vào tháng 5 và 6 năm 2016, GIZ và Bộ Công Thương đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá chi tiết về nguồn vốn cũng như chi phí vận hành và bảo trì (CAPEX, OPEX) đối với các dự án điện gió tại Việt Nam. Chúng tôi đã phân tích sản lượng điện thực tế của các trang trại điện gió tại Bạc Liêu và Bình Thuận, đồng thời tính toán chi phí sản xuất mới mỗi kWh điện. Ở bước tiếp theo, chúng tôi đã rút ra kết luận đối với việc đề xuất sửa đổi chính sách điện gió của Việt Nam. Một phiên bản tóm tắt cũng đã được xuất bản vào mùa thu năm 2016.

 

Lĩnh vực Hoạt động 2: Nâng cao Năng lực

Lĩnh vực Hoạt động 2 bao gồm việc cung cấp đào tạo cho các tổ chức công quyền cũng như các nhà phát triển dự án Việt Nam, ngân hàng địa phương, công ty tư vấn, hoặc công ty kỹ thuật chuyên môn. Các khóa học đào tạo bao gồm lập mô hình dòng tiền cho các trang trại điện gió, thẩm định tài chính, các khía cạnh kỹ thuật của việc xây dựng các trang trại gió và kết nối với lưới truyền tải, cũng như vận hành và bảo trì các trang trại gió. Lĩnh vực hoạt động này cũng đưa ra các tư vấn trực tiếp về phát triển dự án đối với các dự án điện gió đang được xây dựng.

 

Ví dụ 1: Đào tạo các nhà phát triển dự án tại Việt Nam

GIZ đã tổ chức các khóa đào tạo dài hạn kéo dài hơn 5 tuần mỗi năm đối với hoạt động phát triển dự án, tập trung vào các công ty địa phương trong ngành. Hoạt động đào tạo bao trùm mọi khía cạnh của chu kỳ phát triển dự án, từ những hoạt động ban đầu như đánh giá điểm, đo lường gió cho tới các hoạt động cuối cùng như đấu thầu công nghệ.

 

Ví dụ 2: Đào tạo chuyên sâu cho các ngân hàng địa phương

Với trên 5 đợt đào tạo cho ngân hàng công và ngân hàng thương mại trong nước mỗi năm, GIZ hướng đến nâng cao năng lực bộ phận thẩm định tín dụng trong việc phân tích, đánh giá và cho vay đối với các dự án điện gió. Hoạt động này bao gồm những nội dung cơ bản của tài chính dự án, mô hình tài chính, cũng như đào tạo thẩm định chi tiết.

 

Ví dụ 3: Tư vấn phát triển dự án

Đối với các dự án điện gió đang được thực hiện, GIZ đã thiết lập nền tảng tư vấn cho mọi câu hỏi phát sinh trong quá trình phát triển. Nếu nhà đầu tư có thắc mắc về chất lượng của một tài liệu cụ thể, cần hỗ trợ trong việc giải trình đối với kiểm toán, không chắc chắn về các bước tiếp theo của dự án, hoặc cần tìm đến vị tư vấn phù hợp để đánh giá tác động môi trường và xã hội, Phòng tư vấn phát triển dự án của GIZ luôn sẵn sàng phản hồi mọi yêu cầu.

 

Lĩnh vực Hoạt động 3: Hợp tác Công nghệ

Các hoạt động trong lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện chuyển giao kiến thức giữa Việt Nam và Đức cũng như tăng cường nghiên cứu và đổi mới về năng lượng gió ở Việt Nam thông qua hợp tác nghiên cứu, các khóa học hè và quan hệ đối tác với tổ chức tư nhân.

Ví dụ 1: Sáng kiến Hợp tác nghiên cứu Việt – Đức

Sáng kiến Hợp tác Nghiên cứu hướng tới thúc đẩy hợp tác về năng lượng gió giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và các đối tác Đức. Nghiên cứu chung giữa hai bên hướng tới việc triển khai mới khoản đầu tư vào ngành điện gió ở Việt Nam. Các chủ đề nằm trong Sáng kiến Hợp tác Nghiên cứu bao gồm cải tiến thiết kế các tuabin gió, đánh giá tác động môi trường và tiềm năng kinh tế của điện gió tại Việt Nam.

Ví dụ 2: Khóa học hè về điện gió

Bộ Công Thương và GIZ đã hợp tác chặt chẽ với các trường đại học của cả Việt Nam và Đức để tổ chức một khóa học hè về điện gió kéo dài 2 tuần vào tháng 9/2016. Sinh viên từ các ngành kỹ thuật, kinh tế hoặc tài chính từ cả hai nước đã có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia và công ty về công nghệ hoạt động điện gió, phát triển dự án và hoạt động tài chính, cũng như hoạt động vận hành và bảo trì cánh đồng điện gió. Khóa học hè được tổng kết bằng một hội chợ việc làm.

Ví dụ 3: Dự án đo gió

GIZ đã tiến hành đo vận tốc gió tại độ cao 60m và 80m tại 10 khu vực thuộc 8 tỉnh thành ở Việt Nam để xác nhận và cải thiện tính chính xác của các dữ liệu khí tượng bề mặt đang có sẵn cũng như xác định các địa điểm tiềm năng có thể phát triển dự án. Dữ liệu được công bố trên nền tảng dữ liệu mở về năng lượng của Ngân hàng Thế giới và đã được sử dụng trong một số nghiên cứu thực hiện bởi các bên liên quan trong ngành.

Thời gian thực hiện

01/2014 - 12/2018

ngân sách

€6,900,000

Cơ quan tài trợ

Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) Sáng kiến Công nghệ Khí hậu Đức (DKTI)

Đối tác dự án

Đối tác chính trị: Bộ Công Thương Việt Nam

Đối tác thực hiện: Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (EREA)

Tra cứu ấn phẩm dự án

Dự án khác

DKTI WIND

Hỗ trợ Mở rộng Quy mô Điện Gió

Chia sẻ
In
wind-turbine-25
Thời gian thực hiện

01/2014 - 12/2018

Ngân sách

€6,900,000

Cơ quan tài trợ

Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) Sáng kiến Công nghệ Khí hậu Đức (DKTI)

Đối tác dự án

Đối tác chính trị: Bộ Công Thương Việt Nam

Đối tác thực hiện: Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (EREA)

Hoạt động

Thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật trong thời gian từ 2014 đến 2018, Dự án Hỗ trợ Mở rộng Quy mô Điện Gió tại Việt Nam nhằm giải quyết các rào cản liên quan đến chính sách và thị trường cũng như nhu cầu nâng cao năng lực trong thị trường điện gió. Dự án gồm ba Lĩnh vực Hoạt động dựa trên sự phát triển của ngành điện gió.

 

Lĩnh vực Hoạt động 1: Khung pháp lý

Bộ Công Thương và GIZ đã cùng phối hợp hoàn thiện các khung chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện đầu tư vào điện gió ở Việt Nam. Các đối tác của GIZ trong lĩnh vực này gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Cục Điều tiết Điện lực (ERAV), Viện Năng Lượng cũng như các cơ quan chính quyền cấp tỉnh (ví dụ như Sở Công Thương).

 

Ví dụ 1: Đề xuất giá bán điện gió (FiT) mới

Dựa trên các nghiên cứu khả thi cho các dự án điện gió tại Việt Nam, GIZ đã phát triển một công cụ để tính toán giá bán điện mới khả thi về mặt kinh tế theo điều kiện địa phương. Tiếp đó là xây dựng đề xuất sửa đổi mức giá hiện hành và trình lên Chính phủ Việt Nam cùng với các đóng góp từ các nhà tài trợ khác. Vào ngày 10/9/2018, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt đề xuất sửa đổi giá điện gió, tăng từ 7,8 cent/kWh (US) lên thành 8,5 cent/kWh đối với dự án điện gió trên bờ và 9,8 cent/kWh đối với dự án điện gió ngoài khơi.

Ví dụ 2: Hướng dẫn Đầu tư vào điện gió

Để cung cấp hướng dẫn rõ ràng đối với việc đầu tư vào ngành điện gió tại Việt Nam cho cả khu vực công và dân vận tư nhân, GIZ đã phát triển Bộ Hướng dẫn Đầu tư vào điện gió. Tài liệu này đã được tổng hợp và soạn thảo, cung cấp cái nhìn tổng quan về những cơ hội để cải thiện hơn nữa các quy trình, thủ tục đầu tư hiện hành.

 

Ví dụ 3: Chi phí điện quy định của các dự án điện gió hiện tại tại Việt Nam

Vào tháng 5 và 6 năm 2016, GIZ và Bộ Công Thương đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá chi tiết về nguồn vốn cũng như chi phí vận hành và bảo trì (CAPEX, OPEX) đối với các dự án điện gió tại Việt Nam. Chúng tôi đã phân tích sản lượng điện thực tế của các trang trại điện gió tại Bạc Liêu và Bình Thuận, đồng thời tính toán chi phí sản xuất mới mỗi kWh điện. Ở bước tiếp theo, chúng tôi đã rút ra kết luận đối với việc đề xuất sửa đổi chính sách điện gió của Việt Nam. Một phiên bản tóm tắt cũng đã được xuất bản vào mùa thu năm 2016.

 

Lĩnh vực Hoạt động 2: Nâng cao Năng lực

Lĩnh vực Hoạt động 2 bao gồm việc cung cấp đào tạo cho các tổ chức công quyền cũng như các nhà phát triển dự án Việt Nam, ngân hàng địa phương, công ty tư vấn, hoặc công ty kỹ thuật chuyên môn. Các khóa học đào tạo bao gồm lập mô hình dòng tiền cho các trang trại điện gió, thẩm định tài chính, các khía cạnh kỹ thuật của việc xây dựng các trang trại gió và kết nối với lưới truyền tải, cũng như vận hành và bảo trì các trang trại gió. Lĩnh vực hoạt động này cũng đưa ra các tư vấn trực tiếp về phát triển dự án đối với các dự án điện gió đang được xây dựng.

 

Ví dụ 1: Đào tạo các nhà phát triển dự án tại Việt Nam

GIZ đã tổ chức các khóa đào tạo dài hạn kéo dài hơn 5 tuần mỗi năm đối với hoạt động phát triển dự án, tập trung vào các công ty địa phương trong ngành. Hoạt động đào tạo bao trùm mọi khía cạnh của chu kỳ phát triển dự án, từ những hoạt động ban đầu như đánh giá điểm, đo lường gió cho tới các hoạt động cuối cùng như đấu thầu công nghệ.

 

Ví dụ 2: Đào tạo chuyên sâu cho các ngân hàng địa phương

Với trên 5 đợt đào tạo cho ngân hàng công và ngân hàng thương mại trong nước mỗi năm, GIZ hướng đến nâng cao năng lực bộ phận thẩm định tín dụng trong việc phân tích, đánh giá và cho vay đối với các dự án điện gió. Hoạt động này bao gồm những nội dung cơ bản của tài chính dự án, mô hình tài chính, cũng như đào tạo thẩm định chi tiết.

 

Ví dụ 3: Tư vấn phát triển dự án

Đối với các dự án điện gió đang được thực hiện, GIZ đã thiết lập nền tảng tư vấn cho mọi câu hỏi phát sinh trong quá trình phát triển. Nếu nhà đầu tư có thắc mắc về chất lượng của một tài liệu cụ thể, cần hỗ trợ trong việc giải trình đối với kiểm toán, không chắc chắn về các bước tiếp theo của dự án, hoặc cần tìm đến vị tư vấn phù hợp để đánh giá tác động môi trường và xã hội, Phòng tư vấn phát triển dự án của GIZ luôn sẵn sàng phản hồi mọi yêu cầu.

 

Lĩnh vực Hoạt động 3: Hợp tác Công nghệ

Các hoạt động trong lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện chuyển giao kiến thức giữa Việt Nam và Đức cũng như tăng cường nghiên cứu và đổi mới về năng lượng gió ở Việt Nam thông qua hợp tác nghiên cứu, các khóa học hè và quan hệ đối tác với tổ chức tư nhân.

Ví dụ 1: Sáng kiến Hợp tác nghiên cứu Việt – Đức

Sáng kiến Hợp tác Nghiên cứu hướng tới thúc đẩy hợp tác về năng lượng gió giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và các đối tác Đức. Nghiên cứu chung giữa hai bên hướng tới việc triển khai mới khoản đầu tư vào ngành điện gió ở Việt Nam. Các chủ đề nằm trong Sáng kiến Hợp tác Nghiên cứu bao gồm cải tiến thiết kế các tuabin gió, đánh giá tác động môi trường và tiềm năng kinh tế của điện gió tại Việt Nam.

Ví dụ 2: Khóa học hè về điện gió

Bộ Công Thương và GIZ đã hợp tác chặt chẽ với các trường đại học của cả Việt Nam và Đức để tổ chức một khóa học hè về điện gió kéo dài 2 tuần vào tháng 9/2016. Sinh viên từ các ngành kỹ thuật, kinh tế hoặc tài chính từ cả hai nước đã có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia và công ty về công nghệ hoạt động điện gió, phát triển dự án và hoạt động tài chính, cũng như hoạt động vận hành và bảo trì cánh đồng điện gió. Khóa học hè được tổng kết bằng một hội chợ việc làm.

Ví dụ 3: Dự án đo gió

GIZ đã tiến hành đo vận tốc gió tại độ cao 60m và 80m tại 10 khu vực thuộc 8 tỉnh thành ở Việt Nam để xác nhận và cải thiện tính chính xác của các dữ liệu khí tượng bề mặt đang có sẵn cũng như xác định các địa điểm tiềm năng có thể phát triển dự án. Dữ liệu được công bố trên nền tảng dữ liệu mở về năng lượng của Ngân hàng Thế giới và đã được sử dụng trong một số nghiên cứu thực hiện bởi các bên liên quan trong ngành.

Tra cứu ấn phẩm dự án

Dự án khác

Tin tức liên quan