ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Thông cáo báo chí: Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công Tác Kỹ Thuật về Năng Lượng Tái Tạo VEPG trong giai đoạn mới.

Chia sẻ
In

Ninh Thuận, ngày 15.04.2022.

Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác Kỹ thuật về Năng lượng tái tạo của Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG) trong giai đoạn mới đã diễn ra tại Phan Rang, Ninh Thuận trong 2 ngày 14 và 15/4/2022 do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ hỗ trợ tổ chức. Phiên họp được chủ trì bởi ông Phạm Nguyên Hùng – Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) và ông Sebastian Paust, Tham tán thứ nhất, trưởng ban Hợp tác và Phát triển, Đại sứ quán Đức.

Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của gần 150 đại biểu. Về phía chính phủ Việt Nam có đại diện các cơ quan phụ trách năng lượng thuộc Bộ Công Thương, đại diện các Sở Công Thương. Về phía quốc tế có đại diện của các đối tác phát triển, Liên minh Châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ và các đại sứ quán. Ngoài ra, phiên họp cũng nhận được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, đến từ nghiên cứu độc lập, giảng viên trường đại học, các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, vv.

Phiên họp có mục tiêu nâng cao vai trò của cơ quan quản lý địa phương và khu vực tư nhân trong VEPG, cũng như giúp các đối tác tham gia có thể nắm bắt, đánh giá được tác động và hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng cho các dự án năng lượng tái tạo.

Tại phiên họp, Nhóm công tác đã thảo luận về những thách thức và cơ hội phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, cũng như cập nhật các cơ chế, chính sách cho năng lượng tái tạo trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, định tầm nhìn tới 2045 – Quy hoạch điện VIII. Các đại biểu cùng nhìn lại năm 2021, đồng thời đánh giá tác động của đại dịch Covid 19 tới ngành điện Việt Nam, đồng thời nhận định vai trò và sự đóng góp của năng lượng tái tạo cho phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Các chương trình trọng tâm và kế hoạch hoạt động cho năm 2022 cũng được xác định và thống nhất trong phiên họp này.

Trong dịp này, nhóm công tác đã tham quan thực tế tại một số dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận, bao gồm trang trại điện gió và cánh đồng điện mặt trời của BIM Energy, với công suất lần lượt là Nhà máy ĐG BIM: 88MW; Nhà máy MT BIM: BIM (30MWp); BIM2( Gô1-250MWp; Gdd2-75MWp); BIM3(50MWp). Tại đây, các chuyên gia kỹ thuật đã giới thiệu với đoàn công tác về những công nghệ được áp dụng trong vận hành hệ thống điện mặt trời nổi và điện gió, cũng như những thách thức khi phát triển và vận hành dự án. Các đại biểu đến thăm Trường cao đẳng

dạy nghề Ninh Thuận, cùng trao đổi với các lãnh đạo trường về cơ hội nghề nghiệp và thách thức đối với sinh viên tốt nghiệp ngành năng lượng tái tạo. Chuyến thăm đã giúp nhóm công tác hiểu rõ hơn về các nhu cầu thực tế của chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp đối với các vấn đề kỹ thuật, tài chính và quản lý khi phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

Phát biểu tại chuyến công tác, ông Phạm Nguyên Hùng – Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết: „Trong giai đoạn mới của VEPG, trọng trách của Nhóm công tác kỹ thuật về Năng lượng tái tạo sẽ lớn hơn với mục tiêu đưa ra các khuyến nghị, các đề xuất giải pháp cụ thể để hỗ trợ Bộ Công Thương cũng như Chính phủ Việt Nam duy trì đà phát triển cho thị trường năng lượng tái tạo, nhằm hướng tới mục tiêu chuyển đổi năng lượng bền vững, hiện thực hóa tuyên bố tại Hội nghị COP 26 về xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, dài hạn và ngoài việc huy động các nguồn lực trong nước, Việt Nam rất cần có sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.“

Ông Sebastian Paust, Tham tán thứ nhất, trưởng ban Hợp tác và Phát triển, Đại sứ quán Đức chia sẻ: „Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng của NLTT trong cơ cấu năng lượng cả nước trong 3 năm qua. Tuy nhiên, chúng ta vẫn ở điểm khởi đầu cho những cơ hội lớn mà NLTT có thể mang lại cho nền kinh tế Việt Nam, cho thị trường việc làm cũng như cho sự phát triển của xã hội. Trong năm 2022, chúng ta cần khẩn trương bắt đầu các nhiệm vụ mới của VEPG thông qua việc thống nhất các chương trình ưu tiên, thành lập các nhóm chuyên gia đặc trách với các mục tiêu và thành viên làm việc tích cực, hiệu quả, cùng phát triển và đưa ra khuyến nghị chính sách cho chính phủ. Đối với nhóm Công tác kỹ thuật về NLTT, chúng tôi đã xác định được hai chủ đề trọng tâm là điện gió ngoài khơi và Thị trường điện sinh khối.“

Tiếp nối phiên họp của Nhóm Công tác kỹ thuật về Năng lượng tái tạo sẽ là các phiên họp của Nhóm công tác kỹ thuật về Hiệu quả năng lượng dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 5 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm Công tác Kỹ thuật về Năng lượng Tái tạo trực thuộc Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG) được thành lập từ năm 2017 với vai trò là một diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao giữa Chính phủ Việt Nam và các đối tác quốc tế, kết nối sự hỗ trợ quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Đến nay, Nhóm Công tác Kỹ thuật đã trải qua 6 phiên họp và thảo luận về các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời tại Việt Nam. Nhóm Công tác Kỹ thuật này đã xuất 12 khuyến nghị chính sách trong tổng số 40 khuyến nghị chính sách của VEPG.

Trong năm 2021, VEPG đã tái cơ cấu các nhóm Công tác kỹ thuật, xác định các chủ đề trọng tâm phù hợp với nhu cầu cấp thiết của quốc gia cũng như tận dụng được các nguồn lực hỗ trợ từ trong và ngoài nước. Hai nhóm Công tác kỹ thuật được giữ nguyên là Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng, ba nhóm công tác kỹ thuật mới được thành lập là Quy hoạch chiến lược ngành điện, Tích hợp lưới điện và Hạ tầng lưới điện, và Thị trường Năng lượng.

Việc chuyển đổi hình thức tổ chức các phiên thảo luận của các Nhóm Công tác Kỹ thuật VEPG theo mô hình

kết hợp giữa đối thoại và khảo sát thực địa tại địa phương sẽ hỗ trợ cho các Nhóm Công tác Kỹ thuật có cái nhìn thực tế và khách quan về tác động, hiệu quả của các cơ chế, chính sách đến tình hình thực hiện các dự án năng lượng nói riêng và cũng như đến việc phát triển kinh tế xã hội tại các cấp nói chung trong bức tranh tăng thức phát triển ngành và xã hội. Ngoài ra, cần căn cứ trên nhu cầu thực tế, các Chủ trì và Đồng chủ trì sẽ xem xét thành lập các nhóm chuyên gia đặc trách phù hợp để thảo luận các lĩnh vực, chủ đề chuyên sâu về các khuyến nghị chính sách, giải pháp kinh tế, kỹ thuật có thể và thiết thực nhằm một mạch phát huy lợi thế sẵn có của ngành, đồng thời khắc phục những tồn tại, khó khăn. Kết quả làm việc của các Nhóm Công tác Kỹ thuật và Nhóm chuyên gia đặc trách sẽ được đề xuất lên Ban chấp hành.

Tin tức liên quan

Tin tức

mới nhất

Tin tức liên quan