ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

THẢO LUẬN CHÍNH CỦA PHÁI ĐOÀN VIỆT NAM TẠI ĐỐI THOẠI CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG BERLIN (BETD) 2024

Chia sẻ
In

Trong tuần từ 18 đến 22/3, GIZ ESP đã đồng hành cùng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự chương trình Đối thoại Chuyển dịch Năng lượng Berlin (BETD) 2024 năm thứ ba liên tiếp. Sự kiện đã giúp thắt chặt quan hệ với các nhà hoạch định chính sách, các lãnh đạo ngành và các học giả tại Đức, v.v.

Một số điểm chính từ chuyến đi:

  • Thảo luận quốc tế: Hội nghị BETD mở ra diễn đàn thảo luận về chính sách năng lượng, cải cách và tài chính cần thiết cho quá trình chuyển dịch năng lượng. Hội thảo nhấn mạnh những nỗ lực đang được thực hiện nhằm giải quyết các rào cản pháp lý, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và thúc đẩy các mô hình kinh doanh bền vững để chuyển dịch liền mạch sang năng lượng sạch trên nhiều lĩnh vực.
  • Bình đẳng giới: Bình đẳng giới trong ngành năng lượng có thể đạt được thông qua gia tăng các điều kiện và cơ hội, bao gồm việc nâng cao cơ hội tiếp cận giáo dục và việc làm cho phụ nữ. Nhân dịp này, Mạng lưới Phụ nữ Ngành Năng lượng Việt Nam (VEWN) đã kết nối với các nữ lãnh đạo trên toàn cầu, tăng cường trao đổi, học hỏi nhằm thúc đẩy sự tham gia và năng lực lãnh đạo của phụ nữ.
  • Ứng dụng carbon cho Power-to-X: Cần thiết lập khung pháp lý cho quá trình sản xuất hydrogen và carbon bền vững, trong đó xem xét các yếu tố đặc thù của quốc gia như nguồn carbon sẵn có, cơ sở hạ tầng hiện có, và tính khả thi về kinh tế.

Bên cạnh đó, phái đoàn cũng tìm hiểu quá trình sản xuất các giàn điện phân hydro xanh tại nhà máy Siemens Energy. Mặc dù số lượng các dự án hydro xanh (GH2) ngày càng tăng nhưng vẫn cần nhiều hơn các quy định pháp lý – như hạn ngạch pha trộn GH2 – để phát triển thị trường GH2 trên quy mô lớn.

Chuyến tham quan nhà máy điện hỗn hợp Uckermark của công ty ENERTRAG đã cho thấy tính khả thi khi thay thế bền vững các nhà máy điện truyền thống. Đoàn đại biểu cũng hiểu hơn về quy trình sản xuất hydrogen xanh từ năng lượng gió và công tác lưu trữ điện dư thừa.

Các trao đổi trong suốt chuyến đi và bài học rút ra từ nước Đức cho thấy, việc khuyến khích mở rộng phát triển điện mặt trời và pin là cần thiết, cũng như vai trò quan trọng của hệ thống lưu trữ điện năng (BESS) trong việc tăng cường tính linh hoạt của lưới điện và tích hợp năng lượng tái tạo.

Chuyến tham quan học tập có sự tham gia của đại diện Việt Nam đến từ Ban Kinh tế Trung ương (CEC), Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Bộ Khoa học Công nghệ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Mạng lưới Phụ nữ Ngành Năng lượng Việt Nam (VEWN). Ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Ban Kinh tế Trung ương), đánh giá cao chuyến đi trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, đồng thời mong muốn tăng cường các mô hình kết nối kinh doanh giữa các công ty Việt Nam và Đức trong tương lai.

Tin tức liên quan

Tin tức

mới nhất

Tin tức liên quan