ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

GIZ Việt Nam tổ chức khóa trao đổi hè Việt – Đức về năng lượng gió.

Chia sẻ
In

Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2016 – Hôm nay, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tại Việt Nam, phối hợp với Trường Đại học Kỹ thuật Dresden Đức và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) khai mạc Khóa Trao đổi hè Việt – Đức về Năng lượng Gió, khóa học sẽ được tổ chức trong hai tuần từ ngày 12 đến ngày 23 tháng 09 năm 2016 tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Khóa học được thực hiện bởi Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ trong khuôn khổ dự án Hợp tác Kỹ thuật “Hỗ trợ Mở rộng Quy mô Điện Gió” nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành điện gió ở Việt Nam thông qua ba lĩnh vực hoạt động chính (i) Khung Pháp lý; (ii) Phát triển Năng lực; và (iii) Hợp tác Công nghệ. Dự án được tài trợ bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) trong khuôn khổ Sáng kiến Công nghệ Khí hậu Đức (DKTI) và được đồng triển khai bởi GIZ và Tổng Cục Năng lượng, Bộ Công Thương.

Khóa học hè Việt – Đức về Điện Gió thuộc lĩnh vực hoạt động Hợp tác Công nghệ, hợp phần này nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về điện gió giữa Việt Nam và Đức, thúc đẩy nghiên cứu và sáng kiến về điện gió tại Việt Nam thông qua hợp tác nghiên cứu, các khóa học hè dành cho sinh viên và hợp tác tổ chức. Nhằm mục đích nâng cao nhận thức và thu hút sự quan tâm của lực lượng lao động trẻ vào lĩnh vực điện gió, Khóa học hè hướng tới sinh viên cá nhân năm cuối và sinh viên thực sự thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đến từ Việt Nam và Đức. Khóa học sẽ được giảng dạy bởi giảng viên giàu kinh nghiệm từ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trường Đại học Kỹ thuật Dresden Đức và một cán bộ dự án của Chương trình Hỗ trợ Năng lượng. Khóa học được kỳ vọng sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức toàn diện về hệ thống năng lượng, và năng lượng gió với sự tập trung vào phát triển dự án điện gió. Các chủ đề được giảng dạy suốt khóa học bao gồm: những kiến thức cơ bản về hệ thống năng lượng, các đặc điểm của năng lượng gió, thị trường điện tự do với sự tham gia của năng lượng gió, phát triển thiết kế nhà máy điện gió và dự án điện gió, đánh giá tài nguyên gió và thiết kế tua bin gió. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được học trong môi trường học thuật đa văn hóa, là cơ hội để sinh viên nâng cao kỹ năng xây dựng mối quan hệ và làm việc nhóm.

Theo kịp nhu cầu năng lượng ngày càng tăng do quá trình công nghiệp hóa mang lại, chính phủ Việt Nam đã kêu gọi và khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, trong đó năng lượng gió với tiềm năng lớn đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần vào sản xuất điện trong tương lai. Theo Quy hoạch điện VII sửa đổi, công suất lắp đặt của điện gió sẽ được tăng từ 800 MW đến năm 2020 và 6,000 MW đến năm 2030. Theo đó, tính đến năm 2011, tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam có thể đạt 24 GW. Mặc dù có tiềm năng lớn, mỗi chỉ 114MW điện gió được đưa vào hoạt động do một loạt những rào cản về khung pháp lý, thị trường và năng lực cần phải vượt qua.

Tin tức

mới nhất