ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Thông cáo báo chí: Phát triển năng lượng sinh học Việt Nam góp phần thực hiện cam kết COP26

Chia sẻ
In

Hà Nội, ngày 15/3/2022 – Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Công Thương, và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ hôm nay đã phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến ‘Phát triển năng lượng sinh học Việt Nam góp phần thực hiện cam kết COP26’.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ dự án “Bảo vệ Khí hậu thông qua Phát triển thị trường Sinh học bền vững tại Việt Nam” (BEM), do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo/Bộ Công Thương và Tổ chức GIZ phối hợp thực hiện. Dự án do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, An toàn Hạt nhân và Bảo vệ Người tiêu dùng của Liên bang Đức thông qua Sáng kiến ​​Khí hậu quốc tế (IKI) tài trợ.

Hội thảo đã tập trung vào phân tích tiềm năng của năng lượng sinh học tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi để thúc đẩy phát triển năng lượng sinh học giúp thực hiện cam kết COP26.

Tham dự sự kiện có bà Nguyễn Phương Mai – Phó Chánh Văn phòng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo/Bộ Công Thương, các đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), các ban ngành khác của Bộ Công Thương, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các ngân hàng và tổ chức tài chính, đại sứ quán, các trường đại học, viện nghiên cứu, nhà đầu tư, cơ quan phát triển, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan tư vấn và mạng lưới chuyên gia trong nước và quốc tế. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu.

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Nguyễn Phương Mai – Phó Chánh Văn phòng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – chia sẻ: Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng sinh học. Việc tận dụng các nguồn tài nguyên để sản xuất năng lượng sinh học có vai trò quan trọng góp phần vào việc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, và bảo vệ môi trường. Theo dự thảo Báo cáo quy hoạch điện VIII, công suất lắp đặt năng lượng sinh khối đến năm 2030 của Việt Nam là 1.730 MW, tuy nhiên đến nay mới lắp đặt được 350 MW. Như vậy, từ giờ đến năm 2030, muốn đạt được mục tiêu trên, cần có sự vào cuộc của các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Ông Nathan Moore – Giám đốc Dự án BEM của GIZ – bày tỏ mong muốn: ‘Hội thảo là cơ hội thảo luận để gỡ các rào cản nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng sinh học trong thời gian tới, góp phần thực hiện cam kết COP26 của Chính phủ, đóng góp vào các mục tiêu phát triển và năng lượng của Việt Nam, cùng nhau nổ lực hướng tới một tương lai carbon thấp’.

Hội thảo gồm các bài trình bày và phiên thảo luận về các chủ đề liên quan đến phát triển năng lượng sinh học và cam kết của Việt Nam tại COP26, do đại diện của các bộ ban ngành, chuyên gia trong nước và quốc tế chủ trì.

Có thể, Tiến sĩ Lượng Quang Huy – Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn, Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường – đã tổng quan kết quả đạt được tại COP26 của Việt Nam liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải. Tiến sĩ Mai Văn Trình – Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – đã trình bày về tiềm năng năng lượng sinh học Việt Nam và các giải pháp từ ngành Nông nghiệp góp phần thực hiện cam kết COP26.

Bà Phạm Hương Giang – Phó Trưởng phòng Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương – đã cập nhật thông tin về khung pháp lý và các quy định khuyến khích phát triển năng lượng sinh học tại Việt Nam cũng như đề xuất các khuyến nghị nhằm tháo gỡ các rào cản hiện có.

Sau đó, ông Hoàng Anh Dũng – Giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư và Thương mại – đã chia sẻ về thị trường các bon toàn cầu và tại Việt Nam. Bà Nguyễn Thúy Hà – Phó Trưởng Ban Vốn nước ngoài, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) – đã trình bày về cách tiếp cận quỹ đầu tư quốc tế và khả năng vay vốn đối với các dự án năng lượng sinh học tại Việt Nam.

Về phía độc, ông Christoph Kwintkiewicz – chuyên gia quốc tế – đã chia sẻ về công nghệ đáng phát trong các dự án năng lượng sinh khối và các kinh nghiệm có thể xem xét áp dụng tại Việt Nam.

Đại diện dự án BEM của GIZ, bà Lê Thị Thoa – điều phối kỹ thuật – đã chia sẻ những hoạt động và đóng góp của dự án nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện thỏa thuận COP26.

Thực hiện từ năm 2019 đến 2023, dự án BEM nhằm cải thiện các điều kiện tiền đề để sử dụng bền vững năng lượng sinh học cho sản xuất điện và nhiệt ở Việt Nam. Các hoạt động chính của dự án, gồm i) cải thiện khung pháp lý cho việc phát triển năng lượng sinh khối, ii) nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính, tổ chức liên quan, doanh nghiệp tư nhân và cá nhân tham gia vào quá trình phát triển này, và iii) thúc đẩy hợp tác công nghệ, nghiên cứu và phát triển giữa các bên liên quan trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực năng lượng sinh khối.

1. Chiến lược của Việt Nam hướng tới các mục tiêu cam kết tại COP26
2. Tiềm năng năng lượng sinh học Việt Nam: Giải pháp từ ngành Nông nghiệp góp phần thực hiện cam kết COP26
3. Khung pháp lý và các quy định khuyến khích phát triển NLSH tại Việt Nam
4. Thị trường CARBON toàn cầu
5. Tiếp cận quỹ đầu tư quốc tế và khả năng vay vốn đối với các dự án năng lượng sinh học tại Việt Nam
6. Thực hiện dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường NLSH bền vững ở Việt Nam” hướng tới mục tiêu của COP26
7. Công nghệ năng lượng sinh học CHP – Bảo vệ Khí hậu thông qua Phát triển Thị trường Năng lượng Sinh học Bền vững ở Việt Nam (BEM)

Tin tức liên quan

Tin tức

mới nhất

Tin tức liên quan