ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Khánh thành công trình thí điểm mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp tại trường đại học Đà Lạt

Chia sẻ
In

Sản xuất nông nghiệp kết hợp khai thác điện mặt trời (Agricultural photovoltaics – APV) được đánh giá là mô hình mang lại lợi ích cho các bên. Tại Đà Lạt, mô hình này sẽ mang lại nhiều tác động tích cực và phù hợp với xu thế phát triển bền vững.

Đà Lạt, ngày 13 tháng 07 năm 2023 – Hôm nay, tại Trường Đại học Đà Lạt đã diễn ra Lễ khánh thành công trình thí điểm mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp (Agri-Photovoltaics). Tham dự có bà Phạm Thị Nhâm – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, ông Đặng Văn Dũng – Trưởng phòng Công nghiệp, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng, ông Nguyễn Đình Thiên, Phó Phòng Kinh tế Thành phố Đà Lạt.

Về phía hợp đồng thực hiện dự án: TS Nguyễn Tất Thắng, Hiệu phó, TS Hoàng Việt Bách Khoa, TS Trịnh Thị Tú Anh, Trường Đại học Đà Lạt; ông Yoon Sung, Tổng Giám đốc, Kang Jinsuk, Trưởng phòng, Gwon Yongseung, Trưởng phòng Công ty ENVELOPS; You Taiwoo, Giám đốc, Kim Eunji Kim, Kỹ sư cấp cao KLES; Nguyễn Duy Linh, Cán bộ Quản lý Danh mục dự án Tổ chức GIZ; cùng các chuyên gia, các nhà khoa học.

Đây là mô hình thí điểm lớn đầu tiên được triển khai tại Đà Lạt, với diện tích lắp đặt các tấm quang năng là 18m×21m, tổng vốn đầu tư gần 50.000 USD trên diện tích đất rộng 625 m2 trồng ngô, khoai tây và cây atiso. Hệ thống điện mặt trời kết hợp nông nghiệp này có công suất lắp đặt 32.4kW. Mô hình này có ưu điểm vượt trội về tăng hiệu suất sử dụng đất, tận dụng được một đơn vị đất cho cả mục đích phát triển nông nghiệp và sản xuất điện sạch. Điện sản xuất từ hệ thống được kết nối với lưới điện nội bộ và tiêu thụ trực tiếp bởi các sự vật chất của trường, phù hợp với định hướng phát triển điện mặt trời trong Quy hoạch điện 8.

Mô hình thí điểm này do nhóm đối tác cùng thực hiện, bao gồm Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ, Trường Đại học Đà Lạt, ENVELOPS Co. Ltd., HAEZOOM Corp., Korea Leading Engineering System Inc., National Institute of Green Technology. Không chỉ dừng lại ở những giống cây trồng đơn giản ở địa phương như ngô, khoai tây, cà chua…, mô hình này sẽ được nghiên cứu thêm để kết hợp trồng các loại dược liệu có giá trị kinh tế cao, đặc trưng cho vùng Tây Nguyên và trồng cà phê.

Dựa trên mô hình thí điểm này, các đối tác triển khai dự án sẽ tiến hành các nghiên cứu cần thiết để triển khai mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp trên quy mô lớn tại Việt Nam. Các nghiên cứu sẽ bao gồm nghiên cứu về nông học, hệ thống điện mặt trời, xây dựng mô hình kinh doanh và nghiên cứu chính sách.

Tiến sĩ Hoàng Việt Bách Khoa, giảng viên Khoa Sinh học trường Đại học Đà Lạt cho biết: “Thay vì sử dụng diện tích đất riêng biệt cho các dự án điện mặt trời, việc lắp đặt tấm quang năng trên diện tích đã được sử dụng cho việc trồng cây nông nghiệp như tại trường Đại học Đà Lạt giúp sử dụng đất hiệu quả hơn và tối ưu hóa việc sử dụng không gian. Ngoài ra tại thành phố Đà Lạt, chính quyền địa phương đang thúc đẩy quá trình di dời nhà kính ra khỏi nơi đô thị nhưng vẫn duy trì phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Chúng tôi tin rằng, nếu nhân rộng mô hình này ra nhiều khu vực khác, đây sẽ là một đóng góp quan trọng không chỉ cho ngành nông nghiệp của tỉnh mà còn là giải pháp năng lượng sạch cho khu vực và giảm phát thải khí nhà kính”.

Ông Sung Yoon, CEO Công ty ENVELOPS nh?n ??nh:”?ây là ti?n ?? giúp nhân r?ng mô hình s?n xu?t ?i?n m?t tr?i k?t h?p s?n nông nghi?p t?i ?à L?t nói riêng và t?nh Lâm ??ng nói chung, mang l?i h??ng ti?p c?n chi?n l??c giúp gi?m l??ng khí th?i các-bon và nâng cao kh? n?ng thích ?ng v?i bi?n ??i khí h?u cho ngành nông nghi?p trong khu v?c.”  

Ông Sung Yoon, CEO Công ty ENVELOPS nhận định: “Đây là tiến đề giúp nhân rộng mô hình sản xuất điện mặt trời kết hợp sản nông nghiệp tại Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung, mang lại hướng tiếp cận chiến lược giúp giảm lượng khí thải cacbon và nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành nông nghiệp trong khu vực.”

Ông Nguyễn Duy Linh, Cán bộ Quản lý danh mục dự án của GIZ nhận định: “Mô hình kết hợp điện mặt trời với nông nghiệp là một ý tưởng mới phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Chúng tôi cho rằng đây là một mô hình có tiềm năng lớn cho Việt Nam, một quốc gia với ngành nông nghiệp quy mô lớn và nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng để ứng đáp tốc độ phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo các mục tiêu về tăng trưởng xanh. Một khía cạnh khác, mô hình này cũng góp phần bảo vệ cây trồng dưới tấm quang điện trước mưa lớn, mưa đá, nắng nóng kéo dài, giảm lượng bảy hơi, những hiện tượng thời tiết ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Mô hình thí điểm tại Trường Đại học Đà Lạt cùng với kết quả hoạt động nghiên cứu hy vọng sẽ chứng minh được tiềm năng của APV trong bối cảnh Việt Nam và góp phần xây dựng các mô hình kinh doanh phù hợp.”

Tiềm năng phát triển mô hình APV cho Việt Nam

Khoảng 40% diện tích đất ở Việt Nam, tương đương với khoảng 12 triệu ha, đang được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Một phần diện tích đất này được sử dụng cho canh tác các loại cây trồng có khả năng chịu bóng râm hoặc có thể được hướng lợi từ việc che bóng bổ sung. Theo tính toán từ các nhà nghiên cứu tại Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, công suất tiềm năng của công nghệ quang điện hiện có cho đất nông nghiệp có thể đạt khoảng 1,5-2 ha/MW. Nếu chỉ áp dụng mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp trên 1% diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam, thì có thể lắp đặt được khoảng 60-80 GW công suất điện mặt trời, từ đó giải quyết áp lực giải phóng mặt bằng và thu hồi đất cho các dự án điện mới trong khi vẫn duy trì hoặc tăng sản xuất nông nghiệp.”

Mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp cho phép sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sử dụng nhiều năng lượng, với kết quả là các sản phẩm có chất lượng cao và được đánh giá cao trên thị trường xuất khẩu. Hơn nữa, việc tích hợp năng lượng tái tạo trong sản xuất giúp các nhà sản xuất có lợi thế trong việc đạt được các chuẩn chứng chỉ nông nghiệp bền vững (không gây ra phát thải) như tín dụng carbon. Các chuẩn chứng chỉ này sẽ rất hữu ích khi xuất khẩu sang các thị trường chiến lược như Châu Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ. Việc sử dụng năng lượng sạch sẽ giúp Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và giảm phát thải thấp theo các hiệp định thương mại tự do quốc tế như Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đặc biệt là trong bối cảnh Thuế carbon cho hàng hóa nhập khẩu của EU sẽ được áp dụng. Trên quy mô toàn cầu, thuế carbon nhiều khả năng sẽ được áp dụng cho ngày càng nhiều sản phẩm xuất khẩu. Mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp là một phần của giải pháp cung cấp năng lượng sạch cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Việc kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời cũng là một phương án khả thi giúp giảm áp lực và tăng tính ổn định của lưới điện phân phối và truyền tải. Đây là mô hình sản xuất năng lượng phi tập trung và chủ yếu phù hợp với các vùng nông thôn. Bằng cách sản xuất điện gần khu vực tiêu thụ, mô hình này giúp giảm tổn thất và cải thiện hiệu suất của hệ thống lưới điện.

Tin tức liên quan

Tin tức

mới nhất

Tin tức liên quan