ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Giới thiệu cơ hội đầu tư vào sản xuất năng lượng trong ngành mía đường

Chia sẻ
In

Vào ngày 03 tháng 10 năm 2017 tại Hà Nội, kết quả chính của năm (05) báo cáo nghiên cứu tiền khả thi về các dự án năng lượng trong ngành mía đường đã được chia sẻ với 50 đại biểu đến từ các cơ quan quản lí, nhà đầu tư, ngân hàng và các đối tác tại Hội thảo Nhà đầu tư về “Các cơ hội đầu tư vào Dự án Đáng phát năng lượng từ ngành mía đường Việt Nam”. Hội thảo do dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (4E) phối hợp với Viện Tổng trưởng xanh toàn cầu và Hiệp hội mía đường Việt Nam tổ chức dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), Văn phòng Biến đổi Khí hậu Toàn cầu thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong khuôn khổ Chương trình Sẵn sàng Tài chính Khí hậu (CF Ready) tại Việt Nam.

Năm (05) báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được triển khai tại Nhà máy đường Phượng Hiệp, Xí nghiệp đường Vũ Thanh, Công ty Cổ phần Mía đường Đắk Lắk, Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, Công ty TNHH Mía đường Nghệ An. Các báo cáo được triển khai bởi công ty tư vấn Enerteam, Viện Khoa học Năng lượng, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4 và công ty tư vấn đến từ Đức E-Quadrat.

Ngành mía đường Việt Nam đang chuẩn bị phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ, khi các nước ASEAN theo các thỏa thuận về thương mại trong khu vực, sẽ giảm thu nhập từ việc nhập khẩu đường. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp mía đường đang tìm cách áp dụng những công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất và tìm kiếm những nguồn doanh thu bổ sung, trong đó có nguồn thu từ bán điện thừa lên lưới quốc gia.

“Từ những báo cáo tiền khả thi này, các nhà máy đường có thể hình dung được một bức tranh thực tế về các cơ hội đầu tư. Trong quá trình thực hiện báo cáo, các công ty tư vấn cũng được đào tạo thêm về cách thức triển khai dự án nghiên cứu tiền khả thi cho các dự án đáng phát năng lượng trong ngành mía đường. Hội thảo Nhà đầu tư hôm nay là cơ hội để các ngân hàng thương mại, các nhà máy mía đường và đại diện các cơ quan quản lí hiểu thêm về tiềm năng sản xuất điện trong ngành, và xây dựng niềm tin vào công nghệ cho quá trình này. Hội thảo này là một bước hỗ trợ ngành công nghiệp mía đường nói riêng, và Việt Nam nói chung phát huy tiềm năng về điện sinh khối,” bà Sonia Lioret, Trưởng dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả Năng lượng phát biểu.

Ông Adam Ward, đại diện Quốc gia – Viện Tổng trưởng xanh toàn cầu tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam đã đặt mục tiêu tới 2030 có 2% điện được cung cấp từ nguồn điện sinh khối mà điều này chỉ có thể đạt được thông qua sự tham gia của khu vực tài chính tư nhân. Đó là lý do tại sao diễn đàn các nhà đầu tư ngày hôm nay là vô cùng quan trọng. Đây cũng là một cơ hội để các công ty mía đường và các tổ chức tài chính có thể hiểu đươc nhu cầu của nhau – chỉ khi đó chúng ta mới có thể thấy những dòng tài chính cần thiết cho năng lượng tái tạo cũng như để Việt Nam đạt được các mục tiêu này.”

Tại hội thảo, chuyên gia đến từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam sẽ trình bày tổng quan về tình hình phát triển ngành mía đường và tiềm năng tăng cường sản xuất năng lượng từ sinh khối. Chuyên gia quốc tế cũng sẽ chia sẻ về các yếu tố thành công và bài học kinh nghiệm từ ngành mía đường quốc tế và trong khu vực.

Hiện nay, tổng công suất lắp đặt của các dự án năng lượng dùng bã mía tại 11 nhà máy đường đạt mức 351.6 Megawatt (MW), trong đó tính đến đầu năm 2017 đã có 99.9MW được nối lưới và được hưởng giá mua điện FIT ở mức 5.8 cent Mỹ/kWh cho các dự án sinh khối đáng phát nhiệt điện. Tiềm năng kỹ thuật về sản lượng điện của ngành mía đường được tính vào khoảng 2,346,017 MWh [1], tương đương với lượng điện tiêu thụ hàng năm của 450,000 hộ gia đình tại Việt Nam.

“Mục tiêu hỗ trợ của GIZ trước tiên là tăng sản lượng của các nhà máy sản xuất điện từ nguồn sinh khối bằng cách nâng cao hiệu suất. Chúng tôi khuyến khích các nhà máy này sử dụng các phụ phẩm sinh khối thay thế tại thời điểm ngoài vụ ép mía, vì lúc này các nhà máy thường đang hoạt động. Nhìn chung, chúng tôi hỗ trợ để phát triển các dự án điện sinh khối khả thi về mặt tài chính và có thể nhận được vốn vay của ngân hàng,” bà Sonia Lioret cho biết.

Tại Hội thảo Nhà đầu tư, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương và Dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả Năng lượng đã công bố Sổ tay Hướng dẫn phát triển dự án Năng lượng Sinh khối tại Việt Nam. Cuốn Sổ tay giải thích các bước trong quy trình đầu tư dự án điện sinh khối tại Việt Nam và hướng tới thúc đẩy sử dụng nguồn phụ phẩm sinh khối để sản xuất điện. Toàn bộ cuốn Sổ tay có tại https://gizenergy.org.vn/vn/knowledge-resources/giz-publications

Tiếp theo Hội thảo, Viện Tổng trưởng xanh toàn cầu và Dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (4E) cùng phối hợp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam tổ chức khóa đào tạo ”Tổng quan về Dự án Năng lượng Sinh khối dành cho ngân hàng thương mại”. Đây là hoạt động chung nhằm cung cấp những kiến thức về ngành, kiến thức về kỹ thuật và tài chính cho các đối tượng là ngân hàng trong nước về việc sử dụng sinh khối sản xuất điện cũng như đánh giá thẩm định các dự án sinh khối đáng phát nhiệt điện.

[1] Nghiên cứu về ngành mía đường và ngành gỗ, GIZ, 2017

Tin tức

mới nhất