Vào ngày 12 tháng 10 năm 2017, tổ chức Sáng kiến năng lượng Châu Âu về Đô thị và Hợp tác (The EU Energy Initiative Partnership Dialogue Facility – EUEI PDF) đã phối hợp với Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam, Bộ Công thương tổ chức buổi Hội thảo Tham vấn lớn thứ hai, nhằm chia sẻ những đề xuất về chính sách bù trừ điện năng nhằm hỗ trợ phát triển điện mặt trời vẫn nhiều tiềm năng tại Việt Nam. Đây là kết quả của quá trình đánh giá về chính sách và các điều kiện kỹ thuật để triển khai cơ chế này, do nhóm chuyên gia quốc tế của EUEI PDF thực hiện trong bốn tháng qua. Sự kiện được tổ chức với sự hỗ trợ của GIZ.
Theo các chuyên gia, các dự án điện mặt trời trên mái nhà có thể được kết nối lưới mà không ảnh hưởng đến khả năng vận hành của lưới điện. Nhận định này được một lần nữa khẳng định thông qua hoạt động chạy thử nghiệm tại khu công nghiệp Hòa Cầm ở thành phố Đà Nẵng. Theo kinh nghiệm thông thường, các dự án điện mặt trời trên mái nhà sẽ được lắp đặt trước tiên tại các khu công nghiệp do diện tích lớn trên mái nhà và hệ thống kết nối lưới đã khá hoàn thiện.
Ông Alejandro Montalban, Trưởng Bộ phận Hợp tác và Phát triển, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi vui mừng nhận thấy rằng thông qua hoạt động này, EUEI PDF đã có thể hỗ trợ và chứng minh được rằng việc kết nối lưới của các dự án điện mặt trời trên mái nhà là hoàn toàn có khả năng. Đây là kết luận quan trọng, trong bối cảnh Cục Điều tiết Điện lực đang tiến hành soạn thảo chính sách cho điện mặt trời trên mái nhà quy mô nhỏ, với cơ chế bù trừ điện năng, và các dự án điện mặt trời quy mô lớn, với Thông tư ngày 12 tháng 9 năm 2017 về Phát triển dự án điện mặt trời. Chúng tôi hy vọng rằng các quy định về cơ chế bù trừ điện năng sẽ được hoàn thiện trong thời gian tới, để góp phần hỗ trợ sự phát triển của thị trường hiện nay”.
Việt Nam có tiềm năng đáng kể để phát triển điện mặt trời, với tiềm năng kỹ thuật lên đến 300 Gigawatt (GW). Chính phủ đã đề ra mục tiêu lắp đặt 12 GW điện mặt trời vào năm 2030. Trong năm nay, chính phủ cũng đã công bố Quyết định mới về cơ chế hỗ trợ cho các dự án điện mặt trời, bao gồm giá mua điện 9.35 USct/kWh từ các dự án nối lưới và cơ chế bù trừ điện năng để mua lượng điện tự sản xuất từ các dự án trên mái nhà cũng ở mức giá 9.35 USct/kWh. Quyết định này là một bước tiến quan trọng, bởi nó đã tạo ra cơ chế thu hút các nhà đầu tư từ tư nhân vào phát triển điện mặt trời.
Trong khuôn khổ dự án hỗ trợ của EUEI PDF, một khóa đào tạo trong hai ngày cho đại diện các nhà máy điện nối lưới, các chuyên gia về vận hành và kỹ thuật thuộc Cục Điều tiết Điện lực đã được tổ chức vào ngày 10 và 11 tháng 11. Khóa đào tạo đã cung cấp các kiến thức về quy định pháp luật và kỹ thuật quan trọng đối với sự phát triển của các dự án điện mặt trời nối lưới.
Hội thảo và khóa đào tạo là hai hoạt động quan trọng trong một chuỗi các hoạt động tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho Cục Điều tiết Điện lực của EUEI PDF. Các chuyên gia tư vấn kỹ thuật quốc tế giàu kinh nghiệm về xây dựng chính sách và triển khai các dự án năng lượng tái tạo đã được gửi từ các công ty tư vấn.
Mr. Chau Laurent – Chuyên gia tư vấn
Meister Consultants Group và Energynautics đã cung cấp tư vấn về các bước để khuyến khích phát triển điện mặt trời trên mái nhà. Quá trình tư vấn này đã bao gồm việc xem xét lại các cơ chế pháp luật để triển khai chính sách bù trừ điện năng, các hợp đồng mua bán điện mẫu và đánh giá về hạn chế của việc kết nối vào lưới điện trong các khu vực riêng biệt, cũng như việc đề xuất các vấn đề liên quan đến yêu cầu kỹ thuật cho việc nối lưới của điện mặt trời trên mái nhà.
(*) Nguồn: Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2017