ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Tọa đàm trực tuyến: Ứng dụng chu trình Rankine hữu cơ và tiềm năng hợp tác giữa các nước nam bán cầu trong phát triển năng lượng sinh học tại Việt Nam

Chia sẻ
In

“Một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, sản xuất ra năng lượng sạch nhằm giảm phát thải khí nhà kính, là áp dụng chu trình Rankine hữu cơ. Chu trình này tận dụng khí thải của các nhà máy xi măng, thép và hóa chất để phát điện, giảm ô nhiễm môi trường và chủ động về nguồn điện cung cấp cho sản xuất của các nhà máy.”

Đây là phát biểu khai mạc của bà Lê Thị Thoa – Trưởng nhóm kỹ thuật Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam (BEM) – tại tọa đàm trực tuyến “Ứng dụng chu trình rankine hữu cơ và tiềm năng hợp tác giữa các nước nam bán cầu trong phát triển năng lượng sinh học tại Việt Nam” diễn ra chiều 14/12/2022. Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Dự án BEM, do GIZ và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phối hợp thực hiện. Dự án do Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu CHLB Đức (BMWK) tài trợ, thông qua Quỹ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI).

Trong phiên thứ nhất của tọa đàm, ông Christoph Kwintkiewicz – chuyên gia quốc tế – đã trình bày về công nghệ chu trình Rankine hữu cơ (ORC) và ứng dụng của ORC trên thế giới. Với những ưu điểm như hiệu suất turbine cao (~85%), bền trao đổi nhiệt và ống ống ít hoặc không bị ăn mòn, quy trình khởi động-ngừng đơn giản và vận hành tự động, không cần giám sát, ông Christoph đánh giá ORC có khả năng ứng dụng trong phát điện, đóng phát nhiệt – điện và đóng phát ba sản phẩm điện, nhiệt và làm lạnh.

Sau đó, ông Kok Chee Aun – đại diện từ Exergy International đã chia sẻ thêm về các lĩnh vực ứng dụng của ORC cũng như mô hình thu hồi nhiệt tại PTT-LNG Rayong – Thái Lan và nghiên cứu điển hình về ORC sinh khí tại Nhật Bản. Cuối phiên, ông Mã Khai Hiển – Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn trong nước – đã trình bày về tiềm năng ứng dụng ORC tại Việt Nam: thu hồi nhiệt thải phát điện trong các ngành công nghiệp (sản xuất xi măng…).

Phiên thứ hai tập trung khai thác các bài học kinh nghiệm về tiềm năng hợp tác giữa các nước nam bán cầu trong phát triển năng lượng sinh học tại Việt Nam. Bà Nguyễn Hương Thùy Phân – Trưởng nhóm nghiên cứu, Viện công nghệ Châu Á tại Việt Nam (AIT-VN) – đã trình bày kết quả nghiên cứu và chiến lược thúc đẩy hợp tác Nam-Nam, đồng thời điều phối phản hồi và đáp với các đại biểu tại tọa đàm.

Phiên thảo luận sôi nổi của các đại biểu và diễn giả đã làm rõ hơn về chi phí đầu tư, khả năng áp dụng, quy mô và khả năng chuyển giao công nghệ dựa trên cơ sở hạ tầng hiện có cũng như quy trình xin giấy phép đầu tư, chính sách nội địa, bán điện cho EVN khi doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ ORC.

Tọa đàm là một hoạt động thí điểm trong chiến lược của dự án BEM nhằm thúc đẩy hợp tác Nam – Nam trong lĩnh vực năng lượng sinh học. Tọa đàm nhằm chia sẻ kết quả báo cáo nghiên cứu và gợi mở hợp tác giữa mạng lưới doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu Việt Nam với các nước Nam bán cầu về khả năng áp dụng công nghệ năng lượng sinh học cho nhu cầu sản xuất năng lượng tại chỗ, thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu khí thải nhà kính.

Sự kiện liên quan

BEM

18/11/2022

Sự kiện

mới nhất