ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Diễn đàn trao đổi kỹ thuật: Chuyển đổi lò hơi dầu thải sang lò hơi sinh khối tại các nhà máy dệt may ở Việt Nam.

Chia sẻ
In

Ngày 18/11/2022, GIZ đã tổ chức ‘Diễn đàn trao đổi kỹ thuật chuyển đổi lò hơi đốt than sang lò hơi đốt sinh khối tại các nhà máy dệt may ở Việt Nam’ trong khuôn khổ dự án Bảo vệ khí hậu thông qua thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam (BEM).

Diễn đàn đã diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, với sự phối hợp giữa dự án BEM, nhãn hàng Decathlon và dự án Thúc đẩy phát triển bền vững ngành dệt may tại các nước châu Á (FABRIC). Dự án BEM do Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu CHLB Đức (BMWK) tài trợ thông qua Quỹ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) tài trợ. Dự án do GIZ và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo/Bộ Công Thương phối hợp thực hiện.

Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển đổi xanh trong ngành dệt may đã bắt đầu áp dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm hướng tới tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải. Để phát triển và thực hiện chiến lược xanh hóa ngành dệt may, các nhãn hàng quốc tế đang là những đơn vị tiên phong điều này trong việc nghiên cứu và tìm các giải pháp. Loại bỏ than đá trong ngành dệt may, với đối tượng chính là các lò hơi sử dụng nhiên liệu hóa thạch, được xem là giải pháp đóng góp giảm phát thải lớn cho tầm nhìn dài hạn.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm và các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong chuỗi cung ứng của nhãn hàng quốc tế đến nhà sản xuất. Cụ thể, các đại biểu đã thảo luận về các giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi lò hơi sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang lò hơi sử dụng sinh khối tại các nhà máy dệt may ở Việt Nam, đánh giá thị trường và chuỗi cung ứng nguyên liệu sinh khối được sử dụng làm nhiên liệu cho lò hơi, chia sẻ các mô hình ứng dụng thành công về sử dụng lò hơi sinh khối cho hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như thảo luận về rào cản, thách thức và cơ hội đối với việc chuyển đổi từ than đá sang sinh khối tại các nhà máy dệt may ở Việt Nam.

Diễn đàn đánh dấu một cơ hội để kết nối lại và tăng cường mạng lưới giữa các công ty dệt may, nhãn hàng quốc tế, nhà cung cấp lò hơi và sinh khối, và các viện nghiên cứu có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên sâu về sinh khối công nghệ nổi hải.

Bên cạnh phần trao đổi kỹ thuật, dự án BEM cũng tổ chức buổi tập huấn về hành động vì biến đổi khí hậu và sử dụng lò hơi đốt sinh khối. Phần tập huấn nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho các nhãn hàng và nhà máy dệt may trong quá trình xanh hóa ngành dệt may. Các nội dung liên quan đến sử dụng và vận hành lò hơi đốt sinh khối được cung cấp cho học viên để giúp họ có kiến thức ban đầu cho việc đào tạo đội ngũ vận hành các nhà máy khi chuyển đổi từ lò hơi đốt nhiên liệu hóa thạch sang sinh khối.

Diễn đàn đã tiếp đón gần 60 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Văn phòng Tiết kiệm và Phát triển bền vững, Viện Năng lượng, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, các nhãn hàng quốc tế, các nhà máy dệt may, viện nghiên cứu, các trường đại học, các đơn vị cung cấp sinh khối, lò hơi cũng như mạng lưới chuyên gia trong nước và quốc tế.

Sự kiện liên quan

BEM

14/12/2022

Sự kiện

mới nhất