ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

“Để xuất các giải pháp quản lý lối điện nhằm vận hành tối ưu nguồn năng lượng tái tạo.”

Chia sẻ
In

Việt Nam cần thực hiện các nhóm giải pháp chính mang tính hoạch định và vận hành hệ thống điện nếu muốn vận hành tối ưu công suất nguồn điện năng lượng tái tạo và tận dụng tối đa nguồn năng lượng này trong hệ thống điện.

Đây là nội dung chính của buổi hội thảo trực tuyến tổng kết “Các giải pháp quản lý lối điện nhằm hỗ trợ vận hành tối ưu nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện” diễn ra ngày 26/8/2021 tại Hà Nội. Hội thảo do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ và Cục Điều tiết Điện lực/Bộ Công Thương phối hợp tổ chức.

Tham dự hội thảo là đại diện của các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý và Nhà nước tại doanh nghiệp, các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các chuyên gia của các Hội Điện lực, Năng lượng Việt Nam, các trường Đại học, các tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia, tư vấn trong nước và quốc tế.

Ông Markus Bissel – Giám đốc Dự án Lưới Điện Thông minh cho Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (SGREEE), Tổ chức GIZ – cho biết “Các giải pháp được trình bày sẽ góp phần giúp Việt Nam tận dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn, sử dụng hiệu quả và tối ưu hạ tầng lưới điện nhằm hợp thức tối đa các nguồn năng lượng sạch, qua đó hạn chế việc giới hạn công suất phát của các nguồn điện năng lượng tái tạo. Nhờ đó, Việt Nam vừa thúc đẩy được sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo vừa đảm bảo nguồn cung cấp điện tin cậy và ổn định, hướng đến phát triển năng lượng bền vững.”

Tại hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe các phần trình bày về phân tích hệ thống điện và đánh giá hiện trạng quản lý lối điện tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế thành công ở các nước được lựa chọn có các đặc điểm tương đương với Việt Nam (như quy mô công suất đặt của hệ thống điện, tỷ trọng công suất đặt của các nguồn năng lượng tái tạo, mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo, chỉ số GDP và các chỉ số đặc trưng khác). Từ đó, nhóm tư vấn quốc tế và trong nước do GIZ điều phối đã đề xuất các giải pháp chính như sau:

  1. Nhóm giải pháp mang tính hoạch định: Trong đó, quan trọng nhất là ban hành cơ chế giá FIT hợp lý được thay đổi theo vùng, thời gian hoặc nhu cầu phát triển để hạn chế việc đầu tư năng lượng tái tạo quá tập trung chỉ vào một vài vùng nhất định. Ngoài ra, có thể khuyến khích nhà đầu tư trang bị các hệ thống tích trữ năng lượng, khuyến khích các giải pháp tự động hóa/số hóa lưới điện, nâng cấp và mở rộng năng lực truyền tải của lưới điện hiện tại.
  2. Nhóm giải pháp về vận hành hệ thống điện: 
  • Giải pháp về lưới điện: Giải pháp dài hạn là đầu tư lưới điện truyền tải điện mạch một chiều siêu cao áp. Các giải pháp có thể áp dụng trong ngắn và trung hạn là ứng dụng phần mềm tiên tiến nhằm hỗ trợ việc thay đổi cấu trúc kết dây lưới điện, đầu tư trang bị máy biến áp dạng pha, thiết bị điều chỉnh điện áp dưới tải tối ưu tránh tối đa trào lưu công suất trong hệ thống điện.
  • Giải pháp về thị trường điện: Cho phép các mô hình kinh doanh mới tham gia vào thị trường điện, như hệ thống lưu trữ năng lượng hay mô hình nhà máy điện đo; triển khai các chương trình quản lý nhu cầu phát triển, điều chỉnh phát triển điện, áp dụng giải pháp tái điều đóng góp vào việc vận hành tối ưu các nguồn điện năng lượng tái tạo phân tán có quy mô công suất nhỏ và trao đổi điện dư liên vùng.
  • Giải pháp kiểm soát nguồn năng lượng tái tạo được phát vào lưới điện: Cho phép thực hiện việc giới hạn công suất phát của các nguồn điện năng lượng tái tạo sau khi vượt ngưỡng vận động nghìn mạch vận tải dù đã áp dụng hết các biện pháp khác trước đó dựa trên cơ sở so sánh chi phí quy định. Nhà đầu tư sẽ được cân nhắc bù đắp doanh thu đã bị mất ở mức độ nhất định

Trong thời gian gần đây, các dự án điện năng lượng tái tạo phát triển nhanh tại Việt Nam sau khi Chính phủ ban hành các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời trong Quyết định 11/2017/QĐ-TTg và năng lượng gió trong Quyết định 39/2018/QĐ-TTg.

Tuy nhiên, hầu hết các dự án này chỉ phân bố tập trung tại một số khu vực có tiềm năng lớn bức xạ mặt trời và gió trong khi hệ thống lưới điện đã giới hạn công suất nguồn điện không đủ đáp ứng đúng bức. Cùng với đó, sự chênh lệch lớn giữa nhu cầu phát triển cao điểm và thấp điểm dẫn đến sự không ổn định của hệ thống lưới điện, gây ra tình trạng tắc nghẽn tại các khu vực này. Các dự án phải hạn chế sản lượng điện phát, ảnh hưởng tới doanh thu và lãng phí nguồn đầu tư. Do vậy, các giải pháp được đưa ra tại hội thảo sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác kỹ thuật song phương “Lưới điện Thông minh cho Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng” (SGREEE), do Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam và Tổ chức GIZ (dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên Bang Đức (BMZ) phối hợp thực hiện.

Để biết thêm thông tin về Dự án SGREEE, vui lòng truy cập Trung tâm Chia sẻ Kiến thức về Lưới điện Thông minh Việt Nam tại https://smart-grid.vn/ hoặc trang web của Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ https://bit.ly/302MFNe. Hãy tham gia Cộng đồng Lưới điện Thông minh Việt Nam tại: https://www.facebook.com/groups/smartgridvn/ nếu bạn là chuyên gia trong ngành.

Tin tức

mới nhất