Từ năm 2009, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện mục tiêu thúc đẩy năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng.
Năm 2013, Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ (GIZ ESP) được phát triển thành một trong ba lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa hai chính phủ. Là chương trình hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và GIZ, GIZ ESP có mục tiêu góp phần thực hiện chiến lược giảm phát thải khí nhà kính và chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, thông qua việc đẩy mạnh khung chính sách cho phát triển năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân, và nâng cao năng lực chuyên môn cũng như năng lực quản lý của các tổ chức và các bên liên quan.
Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ (GIZ ESP) tiếp tục làm việc với các đối tác chiến lược để hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu đầy tham vọng của mình thông qua các dự án đa dạng:
Các dự án của Chương trình Hỗ trợ Năng lượng đều bao gồm ba lĩnh vực hoạt động sau: Điều kiện Khung Pháp lý, Phát triển Năng lực, Hợp tác Công nghệ.
Việc thực hiện cùng lúc ba lĩnh vực hoạt động này trong các dự án và công nghệ được kỳ vọng là sẽ góp phần phát triển toàn diện lĩnh vực năng lượng của Việt Nam.
Các hoạt động của Chương trình Hỗ trợ Năng lượng trong lĩnh vực hoạt động này nhằm giảm bớt những rào cản đối với đầu tư trong nước và quốc tế vào thị trường Việt Nam, tạo sân chơi bình đẳng cho mọi đối tượng tham gia chuỗi giá trị, khởi động sự phát triển của một ngành công nghiệp mới (như điện mặt trời) và giúp lĩnh vực NLTT và HQNL trở nên cạnh tranh hơn. Các hoạt động của chúng tôi hướng đến các nhà hoạch định chính sách cũng như khu vực tư nhân, cho phép kết hợp toàn diện chương trình ưu đãi chính sách với đầu tư tư nhân trong khi ung cấp giải pháp giám sát và điều chỉnh các biện pháp hỗ trợ của cơ quan nhà nước nhằm phát triển bền vững lĩnh vực năng lượng.
Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển dịch năng lượng sạch với tốc độ nhanh chóng, vì vậy cần phải mở rộng thêm kiến thức về công nghệ NLTT và HQNL và bí quyết phát triển các dự án liên quan. Các hoạt động phát triển năng lực cho đối tác và bên liên quan thông qua đào tạo/tập huấn, hội thảo, tham quan học tập, v.v được thực hiện nhằm tiếp tục tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.
Các hoạt động hợp tác công nghệ có mục tiêu kép là: i) thúc đẩy chuyển giao công nghệ thông qua chia sẻ bề dày kinh nghiệm của Đức cho Việt Nam về NLTT và HQNL; ii) tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ đối tác giữa các trường đại học và công ty tư nhân của Việt Nam và Đức.