ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Thúc đẩy chuyển đổi điều hòa không khí thông qua nâng cao tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng

(ACT MEPS)

Chia sẻ
In
Thúc đẩy chuyển đổi điều hòa không khí thông qua nâng cao tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng

Tin tức liên quan

Hoạt động

Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và đánh nhãn năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các thiết bị làm mát. Dựa trên hướng dẫn về Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) hiện có cho điều hòa không khí (ĐHKK) của các nước ASEAN, dự án ACT MEPS mong muốn thực hiện hóa mục tiêu về tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu của khu vực phù hợp với bối cảnh quốc gia, cập nhật thường xuyên, tăng cường phối hợp với các quốc gia và đối tác trong ngành làm mát khu vực nhằm thúc đẩy việc sử dụng điều hòa có hiệu suất năng lượng cao, giảm nguy cơ làm nóng toàn cầu. Phạm vi bao gồm các máy ĐHKK có công suất lên tới 100.000 btu/h (kiểu 1 cửa, 2 cửa hoặc đa cửa) và sẽ được điều chỉnh dựa trên bối cảnh của từng quốc gia.

Dự án tập trung vào Việt Nam và Philippines. Ở cả hai quốc gia, GIZ dựa vào kiến thức chuyên môn vững chắc của chuyên gia trong các dự án năng lượng đang triển khai, cũng như mối quan hệ gắn bó với các cơ quan quản lý thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả. Cả hai quốc gia đều có tốc độ tăng trưởng điện cao, nhu cầu thị trường ĐHKK đang bùng nổ và đang phải đối mặt với cầu thị trường cao và hiệu quả sử dụng năng lượng thấp. Hiện nay, hướng dẫn về tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) ở cả hai quốc gia chưa thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng trên thị trường vì hầu hết các mẫu ĐHKK được bán đã đáp ứng xếp hạng sao năng lượng cao nhất. Ở Việt Nam hiện chưa có giá trị MEPS được ban hành cho ĐHKK có công suất làm lạnh lớn hơn 12 kW (41.000 Btu/hr).

Dự án ACT MEPS có các cách tiếp cận như sau:

1. Hỗ trợ Việt Nam và Philippines trong việc thúc đẩy các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và đánh nhãn năng lượng, phù hợp với lộ trình cập nhật về tiêu chuẩn và đánh nhãn năng lượng của ĐHKK, tạo điều kiện chuyển đổi thị trường điều hòa đầy tham vọng.

2. Thiết lập đối thoại chiến lược với các nhà sản xuất điều hòa chủ chất trong khu vực/quốc tế để cân bằng lợi ích và ủng hộ việc ngành này tham gia vào việc phát triển tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và đánh nhãn năng lượng cho ĐHKK một cách tham vọng hơn.

3. Nâng cao năng lực cho các nhà hoạch định chính sách và kỹ sư phòng thí nghiệm ĐHKK về việc phát triển các tiêu chuẩn và đánh nhãn ĐHKK, cũng như giám sát, xác minh và thực thi liên quan.

Kết quả hoạt động:
  • Hoạt động số 1: Đánh giá thị trường và chính sách
  • Hoạt động số 2: Sửa đổi và áp dụng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS)
  • Hoạt động số 3: Trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong ngành công nghiệp điều hòa của ASEAN về việc nâng cao giá trị hiệu suất năng lượng tối thiểu
  • Hoạt động số 4: Nâng cao năng lực và các tiêu chuẩn thử nghiệm: Hỗ trợ việc thực thi các tiêu chuẩn và đánh nhãn năng lượng mới trên toàn quốc thông qua việc tăng cường năng lực thử nghiệm và các hoạt động truyền thông.
Thời gian thực hiện

08/2023 - 02/2026

ngân sách

€390,000

Cơ quan tài trợ

Quỹ ClimateWorks - tài trợ thông qua Chương tình Hợp tác làm mát bền vững

Đối tác dự án

Đối tác chính trị: Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST)

Cơ quan thực hiện: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ)

Các đối tác khác:

  • Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững – Bộ Công Thương
  • Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
  • Hội Khoa học Kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam (VSRAE)
  • Trường Cơ Khí – Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Viện Sinh thái và Môi trường
  • Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)
  • CLASP

Tra cứu ấn phẩm dự án

Dự án khác

Thúc đẩy chuyển đổi điều hòa không khí thông qua nâng cao tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng

Chia sẻ
In
Thúc đẩy chuyển đổi điều hòa không khí thông qua nâng cao tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng
Thời gian thực hiện

08/2023 - 02/2026

Ngân sách

€390,000

Cơ quan tài trợ

Quỹ ClimateWorks - tài trợ thông qua Chương tình Hợp tác làm mát bền vững

Đối tác dự án

Đối tác chính trị: Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST)

Cơ quan thực hiện: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ)

Các đối tác khác:

  • Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững – Bộ Công Thương
  • Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
  • Hội Khoa học Kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam (VSRAE)
  • Trường Cơ Khí – Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Viện Sinh thái và Môi trường
  • Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)
  • CLASP

Hoạt động

Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và đánh nhãn năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các thiết bị làm mát. Dựa trên hướng dẫn về Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) hiện có cho điều hòa không khí (ĐHKK) của các nước ASEAN, dự án ACT MEPS mong muốn thực hiện hóa mục tiêu về tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu của khu vực phù hợp với bối cảnh quốc gia, cập nhật thường xuyên, tăng cường phối hợp với các quốc gia và đối tác trong ngành làm mát khu vực nhằm thúc đẩy việc sử dụng điều hòa có hiệu suất năng lượng cao, giảm nguy cơ làm nóng toàn cầu. Phạm vi bao gồm các máy ĐHKK có công suất lên tới 100.000 btu/h (kiểu 1 cửa, 2 cửa hoặc đa cửa) và sẽ được điều chỉnh dựa trên bối cảnh của từng quốc gia.

Dự án tập trung vào Việt Nam và Philippines. Ở cả hai quốc gia, GIZ dựa vào kiến thức chuyên môn vững chắc của chuyên gia trong các dự án năng lượng đang triển khai, cũng như mối quan hệ gắn bó với các cơ quan quản lý thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả. Cả hai quốc gia đều có tốc độ tăng trưởng điện cao, nhu cầu thị trường ĐHKK đang bùng nổ và đang phải đối mặt với cầu thị trường cao và hiệu quả sử dụng năng lượng thấp. Hiện nay, hướng dẫn về tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) ở cả hai quốc gia chưa thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng trên thị trường vì hầu hết các mẫu ĐHKK được bán đã đáp ứng xếp hạng sao năng lượng cao nhất. Ở Việt Nam hiện chưa có giá trị MEPS được ban hành cho ĐHKK có công suất làm lạnh lớn hơn 12 kW (41.000 Btu/hr).

Dự án ACT MEPS có các cách tiếp cận như sau:

1. Hỗ trợ Việt Nam và Philippines trong việc thúc đẩy các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và đánh nhãn năng lượng, phù hợp với lộ trình cập nhật về tiêu chuẩn và đánh nhãn năng lượng của ĐHKK, tạo điều kiện chuyển đổi thị trường điều hòa đầy tham vọng.

2. Thiết lập đối thoại chiến lược với các nhà sản xuất điều hòa chủ chất trong khu vực/quốc tế để cân bằng lợi ích và ủng hộ việc ngành này tham gia vào việc phát triển tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và đánh nhãn năng lượng cho ĐHKK một cách tham vọng hơn.

3. Nâng cao năng lực cho các nhà hoạch định chính sách và kỹ sư phòng thí nghiệm ĐHKK về việc phát triển các tiêu chuẩn và đánh nhãn ĐHKK, cũng như giám sát, xác minh và thực thi liên quan.

Kết quả hoạt động:
  • Hoạt động số 1: Đánh giá thị trường và chính sách
  • Hoạt động số 2: Sửa đổi và áp dụng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS)
  • Hoạt động số 3: Trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong ngành công nghiệp điều hòa của ASEAN về việc nâng cao giá trị hiệu suất năng lượng tối thiểu
  • Hoạt động số 4: Nâng cao năng lực và các tiêu chuẩn thử nghiệm: Hỗ trợ việc thực thi các tiêu chuẩn và đánh nhãn năng lượng mới trên toàn quốc thông qua việc tăng cường năng lực thử nghiệm và các hoạt động truyền thông.

Tra cứu ấn phẩm dự án

Dự án khác

Tin tức liên quan