ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Tương lai của hydro xanh: Trao đổi chuyên gia về việc cấp chứng nhận và yêu cầu của Liên minh Châu Âu về hydro xanh.

Chia sẻ
In

Tháng 2 năm 2023, Ủy ban Châu Âu đã ban hành hai Đạo luật sửa đổi và Hướng dẫn thực hiện sửa đổi với Điều 27 và Điều 28 của Chỉ thị Năng lượng Tái tạo (REDII). Các nghị định này cung cấp hướng dẫn về việc sử dụng năng lượng tái tạo hydro và các nhiên liệu tái tạo có nguồn gốc phi sinh học (RFNBO) trong khu vực Liên minh Châu Âu. Các tiêu chí này có ý nghĩa quan trọng trong Liên minh Châu Âu, nhưng một điều cũng rất quan trọng đối với các quốc gia như Việt Nam là phải hiểu các quy định và thủ tục này. Điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng các cơ chế phát triển hydro và các dạng năng lượng tái tạo phù hợp với các yêu cầu của Việt Nam đồng thời xem xét những kinh nghiệm từ Châu Âu.

Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang ngày càng tập trung vào các giải pháp năng lượng bền vững, Trung tâm PtX Quốc tế và Trung tâm PtX Việt Nam phối hợp với Viện Sinh thái (Đức) tổ chức hội thảo tương tác về Chứng nhận hydro xanh vào ngày 3 tháng 8 năm 2023. Hội thảo đã quy tụ một nhóm các chuyên gia về hydro từ địa phương và các bên liên quan tại Việt Nam, bao gồm các đơn vị phát triển dự án hydro xanh của cả công ty nhà nước và tư nhân như PVN, PV Gas, Công ty Cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn, Công ty Cổ phần Tập đoàn The Green Solutions, và đại diện của các bộ ngành có liên quan như Bộ Công Thương, các tổ chức tài chính và viện nghiên cứu.

Tháng 2 năm 2023, Ủy ban Châu Âu đã ban hành hai Nghị định quyền theo Điều 27 và Điều 28 của Chỉ thị Năng lượng Tái tạo (REDII). Các nghị định này cung cấp các hướng dẫn về việc sử dụng năng lượng tái tạo hydro và các nhiên liệu tái tạo có nguồn gốc phi sinh học (RFNBO) trong khu vực Liên minh Châu Âu. Các quy định này tập trung vào tất cả các nhiên liệu RFNBO, bất kể được sản xuất trong hay ngoài Liên minh Châu Âu.

Theo ông Markus Bissel, Giám đốc Dự án PtX Hub tại Việt Nam thuộc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ (ESP), hội thảo này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thúc đẩy sự phát triển của ngành PtX và hỗ trợ các dự án hydro xanh và PtX. Ông nói thêm rằng hội thảo nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết toàn diện về các cuộc tranh luận hiện nay và các khung pháp lý mới xung quanh việc tính toán phát thải khí nhà kính (GHG) và tính bền vững trong sản xuất hydro và các sản phẩm PtX, đặc biệt tập trung vào Liên minh Châu Âu.

Các bài trình bày đã được thực hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc về những khía cạnh khác nhau trong việc chứng nhận hydro xanh. Raffaele Piria từ Viện Sinh thái đã cung cấp thông tin cơ bản và bối cảnh xây dựng các quy trình và thủ tục chứng nhận hydro của Liên minh Châu Âu. Ông nhấn mạnh sự phù hợp của các tiêu chuẩn và chứng nhận liên quan đối với việc tính toán phát thải khí nhà kính và tính bền vững đối với các quốc gia như Chile và Uruguay. Cơ sở lý luận đứng sau việc tập trung vào nhiên liệu cho lĩnh vực vận tải cũng đã được làm rõ, đồng thời đề cập đến khả năng áp dụng các chính sách này đối với hydro được sử dụng cho các mục đích khác. Ngoài ra, bài trình bày cũng đã cung cấp một góc nhìn về những vấn đề có thể sẽ được sửa đổi trong tương lai đối với các chính sách này cũng như các khía cạnh khác của tính bền vững, mở rộng phạm vi hiểu biết cho tất cả các bên liên quan.

Dominik Seebach, từ Viện Sinh thái Ứng dụng (Viện Öko), đã làm rõ hơn về vấn đề quản lý và triển khai các hệ thống chứng nhận ở Liên minh Châu Âu. Những người tham gia đã hiểu rõ hơn về nhu cầu chứng nhận trên thị trường toàn cầu, các yếu tố khác nhau của hệ thống chứng nhận và vai trò bắt buộc của các bên tham gia.

Seebach nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các cơ chế chứng nhận này khi xuất nhập khẩu hydro và PtX. “Việc áp dụng các cơ chế chứng nhận này có vai trò rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế về công nghệ hydro và PtX. Khi xuất khẩu các nhiên liệu RFBO sang Liên minh Châu Âu, việc áp dụng phương pháp theo dõi cân bằng khối lượng sẽ là bắt buộc, phù hợp với tâm lý mua hàng của người tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải. Hiện nay, chúng ta chưa có một hệ thống chứng nhận cụ thể nào, nhưng sau khi được Ủy ban Châu Âu chấp thuận, cái gọi là “cơ chế tự nguyện” sẽ trở thành kim chỉ nam cho thị trường Châu Âu. Mỗi nước sẽ có những quy tắc và quy định khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta cần học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau và cần phải có cách tiếp cận riêng với từng trường hợp để triển khai cơ chế chứng nhận thành công,” ông Seebach cho biết.

Hội thảo cũng đã đưa ra phân tích sâu về các điều kiện của Liên minh Châu Âu để xem hydro là “có nguồn gốc tái tạo”. Phương pháp được nêu trong Nghị định đưa ra các quy định chi tiết để tính hydro là một dạng năng lượng tái tạo trong các tình huống khác nhau. Nó bao gồm các hướng dẫn dành cho nhà máy điện phân định kết nối với lưới điện chính, nhà máy điện phân không nối lưới và các sản phẩm hydro hoặc PtX được nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu.

Trong hội thảo này, các đại biểu cũng đi sâu vào Nghị định quyền thứ hai được Ủy ban Châu Âu thông qua vào ngày 10 tháng 2 năm 2023. Nghị định đã đặt ra một ngưỡng rất cao là giảm 70% lượng khí nhà kính (GHG) phát ra từ nhiên liệu carbon tái chế. Những người tham dự đã hiểu rõ hơn về các nguyên tắc chung khi đánh giá mức độ giảm phát thải khí nhà kính, và các công thức được sử dụng cho đánh giá này.

Các tiêu chí này có ý ngh?a quan tr?ng trong Liên minh Châu Âu, nh?ng m?t ?i?u c?ng r?t quan tr?ng ??i v?i các qu?c gia nh? Vi?t Nam là ph?i hi?u các quy ??nh và th? t?c này. ?i?u này s? giúp các nhà ho?ch ??nh chính sách xây d?ng các c? ch? phát tri?n hydro và các d?ng n?ng l??ng tái t?o phù h?p v?i các yêu c?u c?a Vi?t Nam ??ng th?i xem xét nh?ng kinh nghi?m t? Châu Âu, các ??i bi?u Vi?t Nam kh?ng ??nh.

Các tiêu chí này có ý nghĩa quan trọng trong Liên minh Châu Âu, nhưng một điều cũng rất quan trọng đối với các quốc gia như Việt Nam là phải hiểu rõ các quy định và thủ tục này. Điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng các cơ chế phát triển hydro và các dạng năng lượng tái tạo phù hợp với các yêu cầu của Việt Nam đồng thời xem xét những kinh nghiệm từ Châu Âu, các đại biểu Việt Nam khẳng định.

Sự kiện này giúp thúc đẩy việc hợp tác và cống hiến sẽ thay đổi tích cực vì một tương lai bền vững. Kiến thức được chia sẻ và những hiểu biết sâu sắc thu được từ hội thảo chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hydro xanh và PtX, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu.

Dự án PtX Hub tại Việt Nam được tài trợ bởi Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu CHLB Đức (BMWK) và được thực hiện bởi GIZ Việt Nam. Dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp PtX với các mục tiêu chính: Xây dựng năng lực trong ngành công nghiệp; tạo điều kiện dễ thở về tính bền vững; đưa ra khuyến nghị chính sách và chiến lược cho PtX và phân tích tiềm năng của quốc gia.

Để biết thêm thông tin về PtX Hub tại Việt Nam, vui lòng truy cập: Vietnam – PtX Hub (ptx-hub.org)

Đọc thêm các bài trình bày trong hội thảo tại đây: GIZ – Documents of Green Hydrogen Certification Workshop (gizenergy.org.vn)

Tin tức

mới nhất