Ms. Lê Thị Thoa – Trưởng nhóm kỹ thuật dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua thúc đẩy thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam” (BEM) của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ, đã trả lời phỏng vấn với Ms. Hải Vân – phóng viên đến từ báo Vietnam Investment Review (VIR).
Năm 2023 được dự báo sẽ xác lập nhiều kỷ lục nhiệt đới do tác động của hiện tượng El Nino. Nhiệt độ cao kéo dài dẫn đến lượng điện tiêu thụ tăng cao. Theo số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, vào ngày 06/5/2023, nhu cầu điện của hệ thống điện quốc gia đã tăng lên mức kỷ lục mới khoảng ~895 triệu kWh, cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng 12,34% so với cùng kỳ tháng 5/2022. Điều này cho thấy nếu không có những biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nóng nóng thì tình trạng thiếu điện sẽ vẫn tiếp diễn.
Để thực hiện cam kết net zero vào năm 2050, Việt Nam đã đề ra những thay đổi lớn trong cơ cấu nguồn điện và điều này được thể hiện rõ trong Quy hoạch điện VIII được Chính phủ phê duyệt vào ngày 15/5/2023. Một trong những phương án phát triển được ưu tiên đó là khuyến khích phát triển các loại hình điện sinh khối nhằm tận dụng phụ phẩm nông, lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và xử lý môi trường.
Để thúc đẩy phát triển điện sinh khối và khuyến khích các nhà máy nhiệt điện than chuyển đổi một phần nhiên liệu, Dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua thúc đẩy thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam” (BEM) do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo/Bộ Công Thương thực hiện đã tiến hành nghiên cứu chuyển đổi nhiên liệu sinh khối tại một số nhà máy nhiệt điện than bằng cách áp dụng công nghệ đốt đặc. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ đốt đặc trực tiếp với tỷ lệ phối trộn sinh khối dưới 10% (tính theo nhiệt lượng cung cấp vào của than) được đánh giá là công nghệ phù hợp nhất để áp dụng tại một số nhà máy nhiệt điện có vốn đầu tư thấp và ít can thiệp chỉnh sửa vào hệ thống lò hơi hiện có. Ngoài ra, dự án còn nghiên cứu đánh giá các khu vực sinh khối tiềm năng để khuyến cáo các nhà đầu tư trong việc ảnh hưởng và lựa chọn loại sinh khối phù hợp khi áp dụng cho đồng đất.
Tình trạng thiếu điện cũng là động lực để huy động và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo ổn định và bền vững, trong đó điện sinh khối là một nguồn được xem là giải pháp kép, vừa bảo vệ môi trường và vừa tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp.
Tại sao Việt Nam có tiềm năng nhưng đầu tư vào điện sinh khối không lớn như gió hay mặt trời?
Việt Nam là nước nông nghiệp nên có nhiều tiềm năng về sinh khối, tuy nhiên đến nay so với năng lượng mặt trời và gió, dự án điện sinh khối ở Việt Nam vẫn khó phát triển vì phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu đầu vào có bền vững hay không.
Giá thành sản xuất điện sinh khối thường xuyên biến động do nguồn cung nguyên liệu không ổn định vì phụ thuộc vào mùa vụ và cơ sở hạ tầng (vận chuyển và kho bãi), trong khi giá bán điện lên lầu là cố định. Do vậy, các nhà đầu tư vẫn còn quan ngại khi đầu tư vào nguồn điện này.
So với nhiều nước phát triển năng lượng sinh khối trong khu vực (Thái Lan, Philippines), giá FIT của Việt Nam đang ở mức đến đâu, có đủ tốt để khuyến khích các dự án đầu tư mới không?
So với các nước trong khu vực, giá bán điện sinh khối ở Việt Nam là tương đối thấp, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Có thể theo Quyết định 08/2020/QĐ-TTg ngày 5/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ giá bán điện đối với các dự án đóng phát nhiệt – điện là 1.634 đồng/kWh tương đương 7,03 US cents/kWh và đối với các dự án không phải là dự án đóng phát nhiệt – điện là 1.968 đồng/kWh tương đương 8,47 US cents/kWh. Tuy nhiên, đến nay sau nhiều năm ban hành cơ chế khuyến khích nhưng chưa có nhiều dự án điện sinh khối được xây dựng.
Trong khi đó, giá mua điện sinh khối ở Thái Lan phụ thuộc vào công suất của nhà máy điện sinh khối, nếu nhà máy điện sinh khối có công suất từ 1-3 MW giá bán điện sinh khối ở Thái Lan là 5,15 THB/kWh (tương đương với 17 US cents/kWh). Tương tự như vậy, đối với nhà máy điện có công suất lớn hơn 3 MW thì giá bán điện là 4,24 THB/kWh (14 US cents/kWh). Giá mua điện sinh khối tại Philippines là 6.63 P/kWh (tương đương với 13 US cents/kWh). Như vậy để khuyến khích các nhà máy điện sinh khối theo đúng tinh thần của Quyết định 500/QĐ-Ttg ngày 15/5/2023 thì việc xem xét và hoàn thiện khung chính sách về phát triển điện sinh khối là rất cần thiết.
Một cơ chế như thế nào mới để tốt để thu hút đầu tư vào điện sinh khối?
Phát triển điện sinh khối vừa giúp xử lý được môi trường vừa tạo ra nguồn năng lượng sạch, đồng thời tạo công việc làm cho người dân ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, các nhà máy điện sinh khối từ bã mía phát điện vào mùa khô sẽ là nguồn phát bổ sung cần thiết giúp ngành điện giải quyết được vấn đề thiếu điện. Do vậy, để khuyến khích phát triển nguồn điện này cần tính toán lại giá mua điện sinh khối để đảm bảo việc tính đúng, tính đều giá thành sản xuất điện sinh khối. Đồng thời tăng cường huy động các nguồn vốn và sử dụng các nguồn tín dụng xanh, tín dụng khí hậu để đầu tư vào năng lượng sạch.
Dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua thúc đẩy thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam” (BEM) do Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu CHLB Đức (BMWK) tài trợ thông qua Quỹ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI).
Đọc chi tiết bài báo tại đây: Vietnam”s biomass potential (vir.com.vn)