Tiềm năng của dăm gỗ và mùn cỏ: Phát triển năng lượng sinh học mang lại lợi ích gì cho ngành gỗ và lâm nghiệp tại Việt Nam và tại sao rừng có thể đem lại giá trị kinh tế?
Từ xưa, con người đã sử dụng gỗ làm nhiên liệu để sưởi ấm và nấu nướng. Trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển, mỗi năm có khoảng 55% trong tổng số 4 tỷ m3 gỗ được sử dụng làm nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, các khu rừng sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của con người với tốc độ tăng dân số hiện tại trên thế giới. Do đó, việc thiết lập các quy trình sử dụng gỗ bền vững trong các thị trường năng lượng là điều kiện tiên quyết để rừng phát triển khỏe mạnh và vì một tương lai không phát thải carbon.
Nguồn sinh khối từ gỗ thường xuất phát từ việc tả cây, chặt cành trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng. Nếu xét đến vòng đời của cây, hoạt động khai thác rừng phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ thậm chí còn có thể làm lợi cho rừng với việc giảm nguy cơ cháy rừng (như ở Úc và California) và dịch bệnh (ví dụ: Canada). Do thể tích lớn, nguyên liệu thường được nén lại để dễ vận chuyển và tiết kiệm chi phí. Phụ phẩm từ các nhà máy và rừng được sử dụng trên quy mô lớn đã cho thấy thành công của việc tận dụng tất cả các nguyên liệu sẵn có.
Để khai thác năng lượng tái tạo sạch, một giải pháp khác là trồng cây năng lượng tăng trưởng nhanh, khả năng chịu đựng tốt. Tuy nhiên, cần tính toán kỹ lưỡng sự cân bằng giữa năng suất cây trồng, đa dạng sinh học, giảm thiểu xói mòn, cải tạo đất, và giảm phát thải khí nhà kính.
Việt Nam có gần 14 triệu ha rừng tự nhiên và rừng trồng. Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam đã và đang tăng trưởng nhanh chóng. Nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu dăm gỗ, viên nén gỗ cũng đang tăng. Tuy nhiên, hoạt động phát triển từ sinh khối gỗ tại Việt Nam chưa phản ánh được sự tăng trưởng của ngành gỗ, chủ yếu do giá thành của viên nén và gỗ vẫn còn khá cao.
Các loại nhiên liệu từ thứ rừng, khí có nguồn gốc từ sinh khối gỗ có thể trở thành một nguồn năng lượng bền vững. Trên thực tế, rừng được sử dụng như một trong những yếu tố chính để tính toán “ngân sách carbon quốc gia”, giám sát “dòng lưu carbon” và các nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Để khai thác tối đa tiềm năng sinh khối gỗ tại Việt Nam, cần tăng cường nhận thức và lập kế hoạch chính sách và quy hoạch vùng.