ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Năng Lượng Sinh Học, Tại Sao? || Nỗ Lực của Việt Nam trong việc Đa Dạng Nguồn Năng Lượng

Chia sẻ
In

Với ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 14,68% GDP và 39,35% tổng dân số tham gia vào lực lượng lao động trong năm 2018, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về sản xuất điện từ năng lượng sinh học. Nếu được phát triển một cách bền vững, các nguồn năng lượng sinh học sẽ giúp Việt Nam giảm mức độ phụ thuộc vào các nguồn nhiệt điện truyền thống, đồng thời giảm thiểu phát thải carbon và mức độ ô nhiễm môi trường, tạo thêm thu nhập cho các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương.

Đầu năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã công bố Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) về phát triển điện, khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng nêu trên. Theo đó, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu phát triển điện sinh khối tại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Cụ thể, điện sinh khối chiếm 1% tổng sản lượng điện đến năm 2020 và 2,1% đến năm 2030.

Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 (Nghị quyết 55). Nghị quyết này đề ra mục tiêu, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sẽ đạt khoảng 15 – 20% vào năm 2030; 25 – 30% vào năm 2045. Một công cụ quan trọng giúp hoàn thành mục tiêu này là khuyến khích đầu tư vào phát triển các nhà máy điện tận dụng chất thải ô thừa, chất thải rắn và sinh khối song song với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Nghị quyết 55 nhấn mạnh rằng các dự án điện sinh khối sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung năng lượng và phát triển năng lượng xanh.

Tin tức

mới nhất