ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Năng Lượng Sinh Học, Tại Sao? || Chuyển Đổi Năng Lượng – Cần Một Quy Định Về Cân Bằng Lợi Ích Điện

Chia sẻ
In

Năng lượng gió và mặt trời được kỳ vọng là hai nhân tố chính trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đang tiếp tục phát triển theo hướng ít gây phát thải. Bởi vì gió và ánh sáng mặt trời không hiện hữu liên tục 24/24 và 365 ngày trong năm, và có thể thay đổi sản lượng điện rất nhanh, hai nguồn năng lượng này được gọi là những nguồn năng lượng ‘gián đoạn’.

Việc tích hợp điện gió và điện mặt trời vào lưới điện quốc gia đặt ra thách thức cho các đơn vị vận hành lưới điện vì nguồn gió và mặt trời luôn được đánh giá là khó kiểm soát và chỉ có thể thực hiện dự báo ngắn hạn. Để tránh cảnh cắt điện và những sự cố nghiêm trọng của hệ thống điện, cần đảm bảo việc cân bằng lưới điện thông qua một quy định nội địa được thiết kế cẩn thận, trong đó quy định rõ hoạt động của những đơn vị phát điện nội địa trong những khoảng thời gian cung cấp điện gián đoạn. Do các quốc gia đang tiến hành chuyển đổi năng lượng hoàn toàn, các cơ quan hoạch định chính sách và các đơn vị vận hành lưới điện vẫn đối mặt với thách thức do việc cân bằng lưới điện.

Đây chính là lúc năng lượng sinh học bắt đầu vào cuộc. Năng lượng sinh học là một nguồn năng lượng ổn định do có thể được vận hành như các nhà máy điện than, dầu, khí. Khi không có gió và ánh sáng mặt trời để sản xuất điện lên lưới, các đơn vị vận hành lưới điện có thể huy động các nhà máy điện sinh học nhằm duy trì tính ổn định và an ninh lưới điện. (Phần này được xem như ‘các dịch vụ phụ trợ’ trong hệ thống điện). Thông thường, các đơn vị phát điện sẽ sử dụng nhiên liệu hóa thạch để đảm bảo ổn định lưới điện. Với các hệ thống lưu trữ năng lượng tiên tiến, công nghệ lưới điện thông minh và các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo, chúng ta có thể ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và duy trì lưới điện ổn định và an toàn.  

Các loại công nghệ năng lượng sinh học hiện đại đã có sẵn trên thị trường và được sử dụng rộng rãi cho các quy mô và mục đích khác nhau. Việc tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện với mục đích cân bằng lưới hoặc lưu trữ năng lượng sẽ tạo ra nhiều ứng dụng năng lượng sinh học, từ vận hành phát tới cấp điện tại các cơ sở đến cung cấp điện khi cao điểm, tại các dịch vụ khác nhau nhằm duy trì nguồn cung cấp điện sử dụng năng lượng tái tạo đáng tin cậy và bảo đảm, có ít tác động xấu đến môi trường.

Hy vọng sẽ không có những rào cản kỹ thuật khi sử dụng những ứng dụng mới này. Thay vào đó, chúng ta kỳ vọng những vấn đề phát sinh sẽ liên quan đến việc tối ưu hóa, xác định quy mô phù hợp, kiểm soát và quản lý. Do đó, những vấn đề này cần được giải quyết một cách hiệu quả để có thể hỗ trợ và đẩy nhanh triển khai các ứng dụng vừa nêu trên diện rộng. Đồng thời, việc đặt sinh khối rừng trong các nhà máy điện cũng như các hệ thống kết hợp nhiệt, làm mát và phát điện (cấp nhiệt & tam nhiệt) giúp bổ sung nguồn phát điện đáng tin cậy cho lưới truyền tải – đây chính là một yếu tố giúp ổn định lưới điện.  

Tin tức

mới nhất