ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Năng Lượng Sinh Học, Tại Sao? || Biểu Giá FiT Và Bài Toán Thu Hút Đầu Tư Phát Triển Năng Lượng Sinh Học

Chia sẻ
In

Để khuyến khích năng lượng tái tạo, chính phủ các nước thường thực hiện biện pháp mạnh là duy trì biểu giá điện (FiT) cố định trong dài hạn, qua đó, chính phủ sẽ mua điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo và được bán lên lưới quốc gia. Biểu giá FiT có mục tiêu khuyến khích việc đầu tư và cấp vốn cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo thông qua đảm bảo khoản lợi nhuận trong một giai đoạn cố định. Do các cơ quan thẩm quyền ban hành, các mức giá FiT phản ánh sự ưu tiên cho một nguồn năng lượng tái tạo nhất định và việc sử dụng nguồn năng lượng này.

Ví dụ, đối với năng lượng sinh học giá FiT là 1) khuyến khích việc tự dùng điện và bổ sung thêm thu nhập từ việc bán điện dư thừa cho ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp (giá FiT thấp hơn) hoặc 2) thúc đẩy năng lượng sinh học trở thành một nguồn doanh thu độc lập cho các doanh nghiệp vận hành nhà máy điện (giá FiT cao hơn).

Ngày 5/3/2020, Chính phủ Việt Nam chính thức ban hành Quyết định số 08/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế Hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam (Quyết định số 24). Quyết định số 08 có hiệu lực từ ngày 25/4/2020 quy định tăng giá FiT đối với các dự án điện sinh khối.

Các quy định cụ thể về giá FiT đối với các dự án điện sinh khối như sau:

– Đối với các dự án đồng phát nhiệt – điện: Biểu giá mua điện tại điểm giao nhận là 7,03 US cent/kWh (không bao gồm thuế GTGT) (tăng 5,8 US cent/kWh so với quy định trong Quyết định số 24);
– Đối với các dự án không phải là dự án đồng phát nhiệt – điện: 8,47 US cent/kWh (không bao gồm thuế GTGT) (thay cho biểu giá chi phí tránh được theo Quyết định số 24).

Giá FiT được tính theo tỷ giá của đồng Việt Nam với đô la Mỹ. Giá FiT được áp dụng trong suốt thời hạn 20 năm của Hợp đồng mua bán điện tính từ ngày vận hành thương mại.

Theo Bộ Công Thương, việc điều chỉnh giá FiT cho thấy Chính phủ Việt Nam đang khẳng định một mức tăng trưởng lớn hơn của ngành năng lượng sinh học và sẽ vào cuộc mạnh mẽ hơn của khu vực tư nhân chính đáng để thúc đẩy mức tăng trưởng đó. Những nỗ lực nêu trên sẽ góp phần thực hiện mục tiêu năng lượng sinh khối đạt

1,2% (năm 2025) và 2,1% (năm 2030) tổng sản lượng điện.

Quyết định số 08/2020/QĐ-TTg ngày 5/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam (Quyết định số 08).

Tin tức

mới nhất