ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Năng lượng sinh học. Tại sao? || Năng Lượng Sinh Học Hỗ Trợ Việc Thu Hẹp Mục Tiêu Về Khí Hậu

Chia sẻ
In

Mỗi quốc gia đều phải đóng góp vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng ta chỉ có thể thành công trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính khi tận dụng tất cả các nguồn năng lượng xanh một cách hợp lý. Bài viết này sẽ giải thích vai trò quan trọng của năng lượng sinh học trong việc thực hiện các mục tiêu về khí hậu.

Sinh khối có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính theo Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Sinh khối không chỉ là một nguồn năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch mà còn tích trữ carbon. Theo Báo cáo Đặc biệt về các nguồn năng lượng tái tạo (SRREN) được Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) thông qua và phát hành năm 2011, “Năng lượng sinh học có tiềm năng lớn trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính nếu được phát triển một cách bền vững và sử dụng công nghệ một cách hiệu quả. Một số biện pháp hiện tại và tương lai, bao gồm việc tận dụng cây lâu năm, các sản phẩm từ rừng, sinh khối từ phế phẩm và chất thải, công nghệ chuyển đổi tiên tiến, có thể đóng góp đáng kể cho việc thực hiện mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính – giảm từ 80% đến 90% so với sử dụng năng lượng hóa thạch”.

Liên quan đến việc giảm phát thải khí nhà kính, năng lượng sinh học có thể mang lại những lợi ích lớn hơn so với các dạng năng lượng tái tạo khác. Ví dụ như gỗ rừng sau thu hoạch. Trong quá trình chuyển đổi gỗ rừng thành năng lượng sinh học, việc giảm phát thải khí nhà kính diễn ra hai lần do (1) tránh việc đốt rừng trên cánh đồng, hoạt động này thải CO2 ra không khí và làm ô nhiễm không khí với những hạt bụi nhỏ như gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và (2) xử lý phế phẩm nông nghiệp tại nhà máy năng lượng sinh học giúp kiểm soát phát thải, thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Tuy quá trình đốt cháy vẫn phát ra một lượng CO2 nhất định nhưng nhỏ hơn rất nhiều so với lượng CO2 phát ra do nhiên liệu hóa thạch. Từ đó có thể đánh giá quy trình sản xuất năng lượng sinh học là thân thiện với môi trường.

Khi phát triển từ sinh khối và khí sinh học, lượng phát thải khí nhà kính giảm phụ thuộc vào một chuỗi các yếu tố như loại sinh khối, phương pháp sản xuất và thu mua, và mức độ hiệu quả của công nghệ sản xuất năng lượng sinh học. Nhìn chung, phát thải khí nhà kính giảm nhiều nhất khi sinh khối được chuyển hóa thành nhiệt hoặc điện (CHP) tại các nhà máy năng lượng hiện đại đặt gần nơi thu gom sinh khối.

Tin tức

mới nhất