ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Lời giải cho năng lượng sinh khối tại Việt Nam

Chia sẻ
In

Tại Việt Nam, năng lượng sinh học nói chung và sinh khối nói riêng vẫn còn mới mẻ trong thị trường năng lượng tái tạo. Tuy có nhiều nghiên cứu và dự án phát triển loại năng lượng này, nhưng hầu hết đều không được triển khai trên diện rộng. Rào cản chính nằm ở việc thiếu thông tin đầy đủ về các công nghệ hiện đại, năng lực và kiến thức cho người vận hành, khó tiếp cận được cơ chế tài chính phù hợp, đặc biệt là về nguồn nguyên liệu phân tán, thiếu ổn định, có tính mùa vụ, và giá cả chưa được kiểm soát.

Chính phủ, thông qua Quỹ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) của Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn hạt nhân Liên bang Đức, đã tài trợ Dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng bền vững tại Việt Nam” (Dự án BEM). Dự án này do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ phối hợp cùng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo thuộc Bộ Công Thương thực hiện từ năm 2019 và sẽ kết thúc vào năm 2023. Cam kết của hai bên là cải thiện các điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh khối để sản xuất điện và nhiệt tại Việt Nam.

Dự án BEM nằm trong khuôn khổ của Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ (ESP). Mục tiêu của Chương trình ESP là đóng góp vào chiến lược giảm phát thải khí nhà kính và chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, thông qua việc tăng cường khung pháp lý cho năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng nhằm thúc đẩy đầu tư từ khu vực tư nhân thông qua nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý của các bên liên quan.

GIZ là tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các vận động năng lượng sinh học, bao gồm cả việc cung cấp các giải pháp xử lý những phụ phẩm nông nghiệp phổ biến ở Việt Nam như trấu, rơm rạ, bã mía, hay phụ phẩm gà. Với hàm lượng silica cao, tiềm năng lý thuyết khoảng 9 triệu tấn, trấu được dự án BEM của GIZ lựa chọn để hợp tác với Sanofi Việt Nam trong việc triển khai dự án “Trấu – Nhiên liệu xanh mới” (Dự án RING).

RING là dự án đa mục tiêu. Về môi trường, dự án giúp giảm phát thải khí nhà kính do chuyển đổi lò hơi hiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng trấu. Ở khía cạnh công nghệ và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, dự án giúp tăng chuỗi giá trị trấu thông qua việc sử dụng sản phẩm của quá trình đốt trấu là tro trấu, một sản phẩm đặc biệt với hàm lượng silica cao, để làm chất phụ gia quan trọng cho các ngành công nghiệp khác như xi măng.

Xem thêm bài viết tại đây

Tin tức

mới nhất