Sinh khối có tiềm năng lớn đối với quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Bà Lê Thị Thoa – Cán bộ cao cấp Dự án Bảo vệ Khí hậu thông qua Phát triển Thị trường Năng lượng Sinh học Bền vững ở Việt Nam (BEM) thuộc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng Bộ Công Thương/GIZ – chỉ ra các rào cản đối với ngành và cách GIZ hỗ trợ để đáp ứng kế hoạch đầy tham vọng về năng lượng sinh khối ở Việt Nam.
Xin bà cho biết tình hình phát triển điện sinh khối tại Việt Nam.
Với điều kiện địa lý thuận lợi và nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng lớn về sinh khối, có thể khai thác để sản xuất năng lượng, đặc biệt là sản xuất điện. Nguồn sinh khối ở Việt Nam bao gồm cỏi, trấu và cà phê, rơm rạ và bã mía…
Mặc dù tiềm năng lớn nhưng bã mía mới sản xuất được 350 Gwh điện đến cuối năm 2019, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nguồn sinh khối.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh và Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam đặt mục tiêu tăng đáng kể tỷ lệ năng lượng sinh khối trong sản xuất điện lên 1% vào năm 2020; 2,1% vào năm 2030 và 8,1% vào năm 2050. Quy hoạch điện VII điều chỉnh cũng đã đặt ra mục tiêu phát triển điện sinh khối các giai đoạn đến năm 2025 và 2030 tương ứng là 1.200 MW và 3.000 MW.
Nhằm khuyến khích các dự án điện sinh khối “tận dụng” bã mía trong quá trình sản xuất đường phát điện phục vụ điện từ dùng, nếu dư thừa mỗi phát lên lưới điện quốc gia, Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển các dự án điện điện sinh khối từ năm 2014. Tuy nhiên chính sách này chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích các đầu tư. Đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đặt mục tiêu là tận dụng các phụ phẩm từ ngành mía đường để sản xuất điện nhằm tăng giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất mía đường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam.
Để thực hiện được dự án này, nhiều công ty mía đường đã tách riêng phần sản xuất điện và đầu tư thêm các thiết bị lò hơi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất điện từ bã mía. Theo báo cáo của Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, vào năm 2019 chỉ có 175 MW điện sinh khối của 3 nhà máy mía đường phát điện lên lưới. Như vậy, điện sinh khối mới chỉ đạt khoảng 26,5% mục tiêu phát triển đến năm 2020.
Theo bà, “điểm nghẹn” ở đâu, khiến phát triển điện sinh khối nói chung, điện bã mía tại Việt Nam mới chỉ đạt hơn ¼ so với mục tiêu đề ra cho năm 2020?
Để thúc đẩy phát triển các dự án điện sinh khối, Chính phủ đã xem xét điều chỉnh giá hỗ trợ theo phù hợp như chính sách và tên gọi của Quyết định 24/2014/QD-TTg.
Theo khoản 1, điều 14 của Quyết định số 24/2014/QD-TTg quy định giá mua điện (FIT) áp dụng cho các dự án đáng phát từ nguồn nguyên liệu bã mía là 5,8 US cents/kWh. Tại thời điểm năm 2014, khi tính toán giá FIT áp dụng cho dự án sinh khối đáng phát từ nguồn nguyên liệu bã mía thì hầu hết chúng ta cho rằng bã mía là nguồn nguyên liệu “dư thừa” của các nhà máy đường, do vậy các nhà máy mía đường đã sở hữu cơ sở hạ tầng, nguyên liệu… nên không cần xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhà máy đường, không cần mua bã mía vì sử dụng bã mía từ nhà máy đường. Một khía cạnh khác, ngay từ khi thành lập, các doanh nghiệp mía đường coi sản phẩm đường là chủ lực do vậy chú trọng vào việc đầu tư máy móc phù hợp để đảm bảo sản phẩm đường đáp ứng yêu cầu thị trường.
Để đạt được mục tiêu của dự án và quy hoạch, việc điều chỉnh giá điện sinh khối là cần thiết để khuyến khích các nhà đầu tư. Do đó, vào ngày 5/3/2020, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 08/2020/QD-TTg về sửa đổi và bổ sung một số điều của Quyết định số 24 năm 2014. Theo đó, giá mua điện đối với các dự án sinh khối đáng phát nhiệt-điện là 7,03 US cents/kWh và đối với các dự án không phải là đáng phát nhiệt-điện là 8,47 US cents/kWh.
Vậy xin bà cho biết quan điểm của GIZ về việc điều chỉnh giá điện đối với các dự án điện sinh khối trong Quyết định số 08/2020/QD-TTg ban hành ngày 5/3/2020?
Đây là một tín hiệu đáng mừng để khuyến khích phát triển các dự án điện sinh khối. Biểu giá FiT sửa đổi được tính toán dựa trên chi phí sản xuất điện quy định (LCOE) tính toán dựa trên chi phí đầu tư (CAPEX), chi phí vận hành (OPEX) và chi phí tài chính (FINEX). Giá FiT điện sinh khối mới được Chính phủ ban hành đã được tính toán theo hướng đảm bảo lợi nhuận hợp lý của nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển điện sinh khối, và đảm bảo khả năng chi trả của người tiêu dùng.
Hy vọng với việc điều chỉnh giá bán điện sinh khối này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mía đường phát triển và mở rộng các dự án đáng phát bã mía đồng thời việc phát điện từ các nhà máy sinh khối vào mùa khô sẽ là nguồn phát bổ sung cần thiết giúp ngành điện giải quyết được vấn đề về thiếu điện, dẫn đến phải nhập khẩu các nguồn điện dầu, khí có chi phí cao để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Theo bà, ngoài giải pháp điều chỉnh giá điện đối với các dự án điện sinh khối, GIZ có khuyến nghị gì đối với Chính phủ Việt Nam?
Sau Quyết định số 08, Bộ Công Thương cần xem xét, sửa đổi, có thể là xây dựng thông tư mới quy định về phát triển dự án điện sinh khối và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện sinh khối. Bên cạnh đó, sự thành công của một dự án năng lượng sinh khối phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp sinh khối. Do đó, Chính phủ cần có chiến lược, định hướng phát triển ngành mía đường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương đồng thời xây dựng các vùng nhiên liệu tập trung nhằm đảm bảo các điều kiện thực hiện cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm giúp các nhà máy đường đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Được biết, những năm qua, GIZ cùng với Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã triển khai dự án Bảo vệ Khí hậu thông qua Phát triển Thị trường Năng lượng Sinh học Bền vững ở Việt Nam. Xin bà cho biết về những kết quả đạt được.
Chương trình Hỗ trợ Năng lượng (ESP) do Bộ Công Thương và GIZ thực hiện đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009. Từ đó đến nay, ESP đã thực hiện nhiều dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện sinh khối. Một số kết quả mà GIZ đã đạt được như hỗ trợ năm (05) nhà máy đường lập báo cáo nghiên cứu khả thi/tiền khả thi về việc chuyển đổi công nghệ; xây dựng sổ tay hướng dẫn phát triển các dự án điện sinh khối; phân tích đánh giá tiềm năng phát điện từ bã mía và phụ phẩm ngành gỗ; quy hoạch phát triển điện sinh khối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu đề xuất sửa đổi và bổ sung cơ chế hỗ trợ giá điện sinh khối. Những kết quả trên chính là tiền đề cho GIZ hiện tại thực hiện Dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam” và Dự án “Hỗ trợ Kỹ thuật ngành Năng lượng EU – Việt Nam”.
Thời gian tới, GIZ sẽ tiếp tục có những chương trình, dự án, kế hoạch nào hỗ trợ phát triển điện sinh khối tại Việt Nam?
Thông qua Dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam” và Dự án “Hỗ trợ Kỹ thuật ngành Năng lượng EU – Việt Nam”, GIZ tiếp tục thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy việc phát triển bền vững các nguồn tài nguyên sinh khối để sản xuất nhiệt và điện.
Các hoạt động điển hình như (i) tạo điều kiện và hỗ trợ điều chỉnh khung chính sách về lập quy hoạch và cấp phép các dự án điện sinh khối; (ii) tập trung tăng cường năng lực cho khu vực tư nhân để triển khai xây dựng và các tổ chức tài chính để huy động vốn thực hiện các dự án điện sinh khối; (iii) thúc đẩy hợp tác công nghệ và kết nối các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp quốc tế, viện nghiên cứu, trường đại học nhằm trao đổi kinh nghiệm về phát triển các dự án điện sinh khối.
Nguồn: Báo Vietnam Investment Review, Số 1495/8-14 tháng 6 năm 2020.