Nếu thay thế 10% lượng than nhập khẩu hàng năm (tương đương với 4.000 triệu tấn) bằng nguồn sinh khối địa phương, Việt Nam sẽ tiết kiệm được khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, đồng thời tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.
Đây là thông tin mà ông Christoph Kwintkiewicz – Chuyên gia quốc tế – đã đưa ra tại hội thảo tham vấn ‘Ứng dụng công nghệ đáng đề tại các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam: Tiềm năng sinh khối và công nghệ hiện có’, diễn ra ngày 6-7/9/2022 tại thành phố Ninh Bình.
Hội thảo do GIZ và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo/Bộ Công Thương phối hợp tổ chức. Hội thảo là một phần của Dự án “Bảo vệ Khí hậu thông qua Phát triển Thị trường Năng lượng Sinh học Bền vững ở Việt Nam” do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, An toàn Hạt nhân và Bảo vệ Người tiêu dùng CHLB Đức (BMUV) thông qua Quỹ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) tài trợ.
Trong phần thuyết trình, ông Christoph đã trình bày về các kinh nghiệm quốc tế liên quan đến khung chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh tế. Ông đã đưa ra các khuyến nghị sử dụng nguồn viên nén gỗ – mà Việt Nam đang có nhiều tiềm năng xuất khẩu – cho các nhà máy điện than và đá đặt thay than để giảm CO2.
Đồng quan điểm với chuyên gia quốc tế, trong bài trình bày, ông Ngô Sĩ Hoài – Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết Việt Nam đứng thứ 2, sau Hoa Kỳ về chế biến và xuất khẩu viên nén gỗ, vì vậy đây là cơ hội đối với việc ứng dụng công nghệ đáng đề tại các nhà máy nhiệt điện thay vì xuất khẩu.
Tại hội thảo, đại diện cho nhóm chuyên gia trong nước, TS. Võ Kiến Quốc và TS. Hà Anh Tùng từ Viện Nghiên cứu Năng lượng bền vững (RISE) cũng đã đánh giá các tiêu chí đối với công nghệ đáng đề và khả năng áp dụng tại Việt Nam, trình bày kết quả nghiên cứu về thị trường sinh khối, khảo sát thực tế tại các nhà cung cấp sinh khối và các nhà máy nhiệt điện và đưa ra các tính toán với một số trường hợp có thể khi áp dụng đáng đề sinh khối.
Ngoài ra, ông Đặng Việt Hòa – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình – cũng đã trình bày nghiên cứu điển hình thực nghiệm về công nghệ đáng đề tại Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình. Đây cũng là điểm mà đoàn đại biểu tham quan trong ngày thứ 2 của hội thảo.
Sau khi hoàn thành các phần trình bày, các diễn giả đã có buổi thảo luận về các vấn đề của thị trường sinh khối tiềm năng, cơ hội đối với ứng dụng công nghệ đáng đề tại Việt Nam. Buổi thảo luận do PGS. TS. Phạm Hoàng Lương – Giảng viên cao cấp Khoa Năng lượng nhiệt, Giám đốc Viện Khoa học Công nghệ Quốc tế Việt Nam-Nhật Bản thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – chủ trì cùng với nhóm các diễn giả của dự án, ông Phạm Đình Hòa – Phó Giám đốc Công ty Mức định – là một trong các đối tác xuất khẩu viên nén tại thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản.
Dựa trên các ý kiến thảo luận và góp ý của các đại biểu tại buổi hội thảo, dự án BEM cùng nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế sẽ hoàn thiện báo cáo ‘Nghiên cứu công nghệ đáng đề tại các nhà máy nhiệt điện than để xác định tiềm năng và cơ hội chuyển đổi nguồn nguyên liệu đầu vào thay thế cho than’.