Liệu sinh khí và khí sinh học có thể làm giàu cho nông dân và các doanh nhân khởi nghiệp trong ngành nông nghiệp tại Việt Nam? Bài viết này sẽ phân tích cơ hội hưởng lợi từ phát triển năng lượng sinh học và đóng góp cho một tương lai xanh của ngành chế biến các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
Ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp chuyển đổi nguyên liệu nông nghiệp thành những sản phẩm có giá trị gia tăng. Quá trình này sử dụng nhiều loại công nghệ từ đơn giản đến phức tạp. Tại Việt Nam, xuất khẩu nông, lâm, thủy hải sản đạt 41.3 tỷ đô la Mỹ năm 2019. Do đó, ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, tạo ra thu nhập và việc làm, góp phần phát triển tăng trưởng kinh tế.
Khi việc phát triển năng lượng sinh học hướng tới một nền kinh tế phát thải carbon thấp, các chủ thể trong ngành này có thể đặt mình ở vị trí chiến lược để bắt tay vào các hoạt động kinh doanh mới với vai trò nhà sản xuất năng lượng sinh học. Điều này dựa trên các yếu tố sau:
– Ngành này thường xử lý các nguyên liệu hữu cơ.
– Trong một số trường hợp, thiết bị sản xuất viên nén thức ăn có thể được tái sử dụng để sản xuất viên nén năng lượng.
– Các công ty có thể tận dụng mạng lưới và kênh thương mại hiện có để hỗ trợ quảng bá sinh khối trên thị trường.
– Các công ty có thể sử dụng kho bãi thành nơi lưu trữ sinh khối khi mùa vụ kết thúc.
– Các công ty có thể thay thế việc sử dụng điện năng, dầu diesel hoặc than đá bằng bã thải sinh khối do chính họ sở hữu.
Hiện tại, một số ít các nhà máy đường đã tiên phong sản xuất năng lượng sinh học tại Việt Nam thông qua hoạt động chuyển đổi phế phẩm bã mía thành điện năng tái sử dụng, ngoài ra còn tạo thêm thu nhập từ việc bán điện năng dư thừa lên lưới điện quốc gia. Hỗ trợ các ngành chế biến các sản phẩm nông nghiệp (chế biến gạo, xay xát gạo, chế biến thực phẩm, các nhà máy chế biến tinh bột sắn) áp dụng giải pháp tương tự như các nhà máy đường là một việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Nguồn tham khảo: