ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Chuyển đổi năng lượng công bằng mang lại Cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam – Góc nhìn của Đức và Việt Nam về nhu cầu lao động và kỹ năng

Chia sẻ
In

Caption: Các đại biểu tham gia hội thảo đến từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi Trường Quốc hội, Bộ Công Thương, đại sứ quán đặc cách các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp, tổ chức xã hội…

Quá trình chuyển đổi sang “nền kinh tế carbon thấp” và phát triển bền vững tại Việt Nam không chỉ tạo ra nhiều việc làm mới mà còn đặt ra những yêu cầu kỹ năng mới đối với những công việc hiện có. Thị trường lao động Việt Nam đang đối diện với cơ hội và thách thức.

Chuyển đổi năng lượng – cơ hội cho “việc làm xanh”

Những cơ hội nào đang mở ra cho người lao động Việt Nam trên hành trình chuyển đổi năng lượng và những thách thức nào sẽ xuất hiện tại thị trường lao động Việt Nam? Đó là các nội dung được thảo luận tại Hội thảo “Chuyển đổi năng lượng công bằng = Cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam – Góc nhìn của Đức và Việt Nam về nhu cầu lao động và kỹ năng”. Sự kiện diễn ra hôm nay, ngày 20/9, được tổ chức tại Hà Nội bởi đại sứ quán Đức.

Với mục tiêu kết hợp trách nhiệm môi trường với tiềm năng kinh tế, công nghệ và xã hội công bằng, hội thảo cung cấp góc nhìn toàn diện đối với vấn đề mang tính toàn cầu: Chuyển đổi năng lượng công bằng. Các nội dung được trình bày tại hội thảo chia sẻ những nghiên cứu và kinh nghiệm từ Đức cùng thế giới về tác động, thách thức và cơ hội của quá trình chuyển đổi năng lượng. Sự kiện đồng thời cũng tạo diễn đàn thảo luận về việc làm, nhu cầu và yêu cầu kỹ năng đối với người lao động trong bối cảnh chuyển đổi xanh của Việt Nam.

Đại sứ CHLB Đức TS. Guido Hildner, khẳng định: “Từ mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Đức và Việt Nam, đại sứ quán Đức tổ chức hội nghị này nhằm tạo diễn đàn cho các nhà quy hoạch chính sách, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức phát triển trong nước và quốc tế cũng như công chúng cùng nhau thảo luận về tiềm năng và kỹ năng công việc, nhu cầu của quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng. Từ kinh nghiệm của Đức, chúng tôi nhận thấy chuyển đổi năng lượng là một quá trình phức tạp và gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng đi kèm với đó là những cơ hội lớn cho cả người dân và nền kinh tế”.

Bài học và giải pháp đến từ thực tiễn

Với kinh nghiệm là quốc gia tiên phong trong việc thực hiện các giải pháp chuyển đổi năng lượng và chuyển đổi việc làm, Đức đã đặt mục tiêu tham vọng là đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2045. Theo TS. Guido Hildner, hiện nay, 57,7% lượng điện tiêu thụ của Đức đến từ các nguồn năng lượng tái tạo và mục tiêu của Đức là tăng tỷ lệ này lên 80% vào năm 2030. Trên cơ sở đó, điện than sẽ bị loại bỏ hoàn toàn vào năm 2030. Tác động của những thay đổi này đối với thị trường lao động là rất sâu rộng. Số lượng lao động có kỹ năng xanh đã tăng từ 56,7% lên tới 5 triệu người từ năm 2012 đến 2020.

Nói về chuyển đổi việc làm tại Đức, TS. Markus Janser – Viện nghiên cứu Việc làm Đức cho rằng chuyển đổi xanh có tác động tích cực đối với vấn đề việc làm. Bắt đầu từ thập kỷ trước, những thay đổi về cơ cấu đã được thực hiện với việc loại bỏ dần than đá. Người lao động bị ảnh hưởng phải được đào tạo lại kỹ năng và chuyển sang các ngành kinh tế mới. Chính phủ Đức đã ra các chính sách thiết thực cho thị trường lao động từ cấp độ doanh nghiệp và người lao động như: đảm bảo việc làm, chăm sóc bảo hiểm, tiền lương, trợ cấp, ưu đãi cho sinh viên, ưu tiên tuyển dụng xanh trên môi trường số, hỗ trợ doanh nghiệp với các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tuyển dụng bổ sung lao động có tay nghề liên quan (chương trình “Kỹ năng xanh cho tương lai”).

Câu chuyện thực tế như của Đức là bài học có giá trị cho các nước đang nỗ lực chuyển đổi năng lượng công bằng, đặc biệt là Việt Nam, để không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi bền vững.

Hợp tác Việt – Đức trong nỗ lực “xanh hóa” thị trường lao động

Theo TS. Guido Hildner, để tận hưởng các lợi ích từ quá trình chuyển đổi năng lượng, Việt Nam cần nâng cao năng lực của lực lượng lao động, đặc biệt là kỹ năng “xanh”, thúc đẩy việc làm trong lĩnh vực năng lượng bền vững, bao gồm năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng, quản lý lưới điện và hydro xanh, và đảm bảo an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng. Ông Hildner chia sẻ: “Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác lâu dài, chúng tôi đã xây dựng nền tảng cho quá trình chuyển đổi việc làm tại Việt Nam bằng cách phát triển các chương trình đào tạo cho nhóm ngành kỹ thuật như điện và cơ điện tử. Cùng với các doanh nghiệp Đức và Châu Âu như Festo, Schneider Electrics, IBS và Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận, chúng tôi đã bắt đầu phát triển các mô-đun nâng cao kỹ năng cho kỹ thuật viên năng lượng tái tạo, ví dụ như lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà. Mỗi năm, 35.000 học viên được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ sự hợp tác phát triển Việt-Đức trong đào tạo nghề tại 11 trường cao đẳng đối tác. 79% sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với ngành đào tạo trong vòng 6 tháng. Các chương trình đào tạo dựa trên tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Đức cũng như đáp ứng các quy định và yêu cầu của Việt Nam.”

Nhìn sâu hơn vào chiều dài hợp tác Đức – Việt trong lĩnh vực năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo, Đức là đối tác đáng tin cậy của Việt Nam với nhiều đóng góp tích cực – bao gồm cả lĩnh vực năng lượng, việc làm và giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng. Bà Vũ Chí Mai – Giám đốc Dự án Năng lượng sạch, Chi phí hợp lý và An ninh năng lượng cho các Quốc gia Đông Nam Á (CASE) chia sẻ: “Hướng hợp tác phát triển của Chính phủ Đức không chỉ giải quyết nhu cầu “việc làm xanh” tại Việt Nam mà còn quan tâm tới cơ sở công bằng cho các nhóm yếu thế, bình đẳng giới và chuyển đổi việc làm cho nhóm lao động trong ngành năng lượng truyền thống”.

Ông Tô Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khẳng định, Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ và nhiệt thành của Đại Sứ quán Đức tại Việt Nam, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ trong quá trình thúc đẩy các hoạt động liên quan tới chuyển đổi năng lượng công bằng và đào tạo nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam. Việt Nam cùng với cộng đồng quốc tế, cam kết phản đối mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2050 và trao đổi quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng. Chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển các kỹ năng cần thiết và sẵn sàng học hỏi từ các điển hình tốt trên thế giới. Đồng thời, đánh giá cao mối quan hệ hợp tác Việt – Đức và tin tưởng rằng, mối quan hệ này sẽ đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và một tương lai xanh, phát triển bền vững cho Việt Nam.

Caption: Ông Tô Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu tại hội thảo.

Caption: Ông T? ?ình Thi – Phó Ch? nhi?m U? ban Khoa h?c, Công ngh? và Môi tr??ng c?a Qu?c h?i phát bi?u t?i h?i th?o. 

Từ góc nhìn của các chuyên gia, hội thảo này đã cho thấy rằng việc trao đổi kinh nghiệm cũng như hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng như Việt Nam và Đức có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này giúp các quốc gia học hỏi lẫn nhau, đóng góp vào sự thành công của quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

Tin tức

mới nhất