ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Cơ hội cho viên nén sinh khối tại thị trường Việt Nam

Chia sẻ
In

Là quốc gia ký cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, Việt Nam đang xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm hiện thực hóa các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Việc sử dụng viên nén sinh khối là một trong những giải pháp quan trọng, giúp Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra.

Theo ông Phạm Đình Hòa, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Mặc định (chuyên sản xuất viên nén sinh khối), viên nén sinh khối có tiềm năng rất lớn ở thị trường Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng rừng như tràm, keo lai, cây cao su trải dài từ Bắc vào Nam, với sản lượng ổn định, có thể trở thành nguồn năng lượng bền vững.

Trong khi nhiều nước phát triển như Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tích cực tìm kiếm đến năng lượng sinh khối vì mục tiêu Net Zero thì ngay tại Việt Nam, sản phẩm này lại chưa có chỗ đứng nhất định. Ông Christoph Kwintkiewicz, tư vấn quốc tế của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) cho biết chỉ cần thay thế 10% lượng than nhập khẩu hàng năm bằng năng lượng sinh khối nội địa, Việt Nam có thể tiết kiệm được khoảng 1 tỷ USD mỗi năm và góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Để phát triển nguồn viên nén sinh khối, ông Nguyễn Đức Minh, Cố vấn năng lượng của Dự án Bảo vệ Khí hậu thông qua Phát triển Thị trường Năng lượng Sinh học Bền vững ở Việt Nam (BEM) – Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), nhấn mạnh sự cần thiết lập chiến lược phát triển sinh khối quốc gia, cùng với các cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng sinh học và sự tham gia của các công ty tư nhân trong và ngoài nước.

Đại diện của GIZ đã tư vấn kỹ thuật cho một số sáng kiến sử dụng năng lượng sinh khối thay thế nhiên liệu hóa thạch trong lò hơi công nghiệp.

Hiện nay, Dự án BEM đang tư vấn kỹ thuật cho việc sử dụng năng lượng sinh khối thay thế nhiên liệu dầu diesel và than đá trong lò hơi công nghiệp của các công ty như Sanofi và Decathlon tại Việt Nam. Những nỗ lực này đóng góp quan trọng vào nguồn năng lượng sinh khối và có thể bao gồm cả viên nén sinh khối được khai thác hiệu quả để hỗ trợ hành trình Net Zero của Việt Nam.

Dự án BEM được Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu CHLB Đức (BMWK) thông qua Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) tài trợ và được Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) thực hiện.

Đọc thêm về bài viết tại đây: Link bài báo 

Tin tức

mới nhất