ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Năng lượng sinh học. Tại sao? || Tận Dụng Nguyên Liệu Sẵn Có Một Cách Hiệu Quả?

Chia sẻ
In

Quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học VÀ tạo ra nguồn năng lượng giá cả phù hợp, bền vững? Chúng ta có thể hiện thực hóa tương lai này không? Hãy đọc thêm thông tin bên dưới và tìm ra câu trả lời!

Các nguồn phế phẩm hữu cơ phục vụ sản xuất năng lượng (hay còn gọi là sinh khối) bao gồm vô số loại nguyên liệu. Có hai loại chính: 1) sử dụng phế phẩm từ hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp, chất thải chăn nuôi, phân đạm vật và được chuyển hóa thành năng lượng sinh học 2) sử dụng cây trồng với mục đích tạo ra năng lượng sinh học (cây năng lượng như cỏ switchgrass, cỏ voi miscanthus, cây linh lăng vv.). Câu hỏi đặt ra là: giữa hai loại nguyên liệu này, loại nào là loại ‘tốt’ và loại nào là loại ‘xấu’? Và nếu vậy thì làm thế nào để phân biệt?

Như thường lệ, câu trả lời sẽ là “Điều này còn tùy vào mục đích sử dụng.” Thông thường, sử dụng nguyên liệu từ việc tạo cây, chất cành trong rừng hoặc trồng cây năng lượng để vận hành nhà máy điện sinh khối là không khả thi về mặt kinh tế và xã hội. Trong trường hợp này, sử dụng các nguồn phế phẩm hữu cơ sẽ là phương án hợp lý nhất. Nếu nhà máy ở quá xa vùng cung cấp nguyên liệu, việc sử dụng cây năng lượng có thể mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, việc sử dụng cây trồng năng lượng sẽ gây ra những xung đột liên quan đến đất đai, điều này là do sự cạnh tranh với hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm và các hệ sinh thái khác, ví dụ như trồng rừng. Hơn nữa, việc chuyển đổi cảnh quan thiên nhiên thành khu vực trồng cây năng lượng hoặc rút cạn nước từ đất than bùn để sản xuất năng lượng sinh học sẽ đi ngược lại nguyên tắc đảm bảo tính bền vững.

Một khác, tại một số vùng đất bị suy thoái hoặc cần cải thiện, các loại cây lâu năm hơn loài được trồng để phục hồi chức năng của hệ sinh thái và cải thiện đa dạng sinh học. Giải pháp này đã được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Chẳng hạn, New Zealand trồng các loại gỗ tăng trưởng nhanh để giảm tình trạng xói mòn lớp đất mặt và tốc độ sông ngòi; Trung Quốc trồng các loại gỗ tăng trưởng nhanh để giảm tình trạng xói mòn đất do gió; Đức trồng cây C4 để loại bỏ kim loại nặng trong đất.

Chắc chắn rằng việc phát triển sinh khối từ phế phẩm nông, lâm nghiệp hoặc chất thải chăn nuôi không gây nguy hiểm cho rừng, đất trồng và môi trường. Các nguồn sinh khối khác hiệu quả nhất về mặt kinh tế bao gồm phế phẩm từ các nhà máy giấy, nhánh cây, phế phẩm gỗ từ hoạt động khai thác rừng bền vững và cây trồng phục vụ mục đích tạo nguồn sinh khối.

Tin tức

mới nhất