ESP

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ

Đổi mới công nghệ – Chìa khóa thúc đẩy Chuyển dịch Năng lượng 

Chia sẻ
In
In the “Energy Transition Forum 2024”, experts noted that technological Innovation has strengthened wind and solar power usage in Viet Nam.

Tỷ lệ công suất lắp đặt năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời trong hệ thống điện Việt Nam đã tăng nhanh trong các năm gần đây, và tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian theo các mục tiêu được đề ra trong Quy hoạch điện 8 (QHĐ 8). Sự gia tăng nhanh chóng các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi đòi hỏi hệ thống điện cần có tính linh hoạt cao hơn. Ngoài các công nghệ truyền thống, hệ thống điện cần được đầu tư thêm và đổi mới công nghệ để tăng cường tính linh hoạt hệ thống. 

Đức chi 1,5 tỉ Euro cho nghiên cứu và đổi mới ngành năng lượng trong năm 2022  

Mr. Philipp Munzinger, Director of the GIZ Energy Support Program (GIZ ESP)
Ông Philipp Munzinger, Giám đốc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ (GIZ ESP) chia sẻ về nghiên cứu và đổi mới công nghệ năng lượng
tại diễn đàn “Chuyển dịch năng lượng Việt Nam năm 2024” (Nguồn: GIZ).

Đổi mới công nghệ giúp giảm chi phí phát điện từ các nguồn tái tạo  

Chi phí sản xuất điện quy dẫn của các nhà máy điện mới theo công nghệ ở Việt Nam năm 2022

Chi phí sản xuất điện quy dẫn của các nhà máy điện mới theo công nghệ ở Việt Nam năm 2022

Đầu tư vào đổi mới công nghệ năng lượng tại Việt Nam 

Dr Fabian Hartjes, Second Secretary for Economic Affairs and Climate Diplomacy, German Embassy in Viet Nam
Ông Fabian Hartjes, Bí thư thứ hai phụ trách Kinh tế và Ngoại giao khí hậu, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam đánh giá về triển vọng hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo với Việt Nam.

Đánh giá về triển vọng hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo với Việt Nam, Ông Fabian Hartjes cho rằng cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Đức là rất lớn. Ông Fabian chia sẻ: “Tại Đức, chúng tôi có rất nhiều doanh nghiệp thành công trong việc tạo ra những công nghệ năng lượng có giá cả phải chăng, phù hợp với thị trường. Chúng tôi đánh giá cao môi trường thu hút đầu tư tại Việt Nam và nhìn thấy những cơ hội kinh doanh tại đây. Các doanh nghiệp Đức sẽ tăng cường đầu tư vào đây và luôn sẵn sàng chia sẻ những công nghệ năng lượng tái tạo với Việt Nam. Những công nghệ đổi mới sáng tạo đã được chứng tỏ là có hiệu quả cao và đã hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển dịch năng lượng của chúng tôi cũng như nhiều nước khác nữa. Các dạng năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng sẽ định hình thế giới mới của chúng ta. Quá trình chuyển dịch năng lượng cần sự hợp tác từ các cơ quan nhà nước và tư nhân. Chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết để trong tương lai chúng ta có nhiều thành công hơn nữa trong quá trình chuyển dịch năng lượng”. Ông Fabian nhấn mạnh công nghệ là chìa khóa thúc đẩy chuyển dịch năng lượng.

Ms. Vu Chi Mai, Director of the Project “Clean, Affordable and Secure Energy for Southeast Asia” (CASE)
Bà Vũ Chi Mai, Giám đốc Dự án Năng lượng Sạch, Chi phí hợp lý và An ninh năng lượng cho các quốc gia Đông Nam Á (CASE)
chia sẻ về mục tiêu dài hạn của dự án tại Việt Nam.

Bà Vũ Chi Mai, Giám đốc Dự án Năng lượng Sạch, Chi phí hợp lý và An ninh năng lượng cho các quốc gia Đông Nam Á (CASE) chia sẻ: “Thông qua sự tài trợ của Chính phủ Đức, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ đang triển khai Dự án Năng lượng Sạch, Chi phí hợp lý và An ninh năng lượng cho các quốc gia Đông Nam Á (CASE) tại bốn nước bao gồm Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, chúng tôi đồng hành cùng Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới sáng tạo thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và tập trung vào việc chuyển giao công nghệ, hỗ trợ Việt Nam nắm bắt xu hướng công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng. Đó không chỉ là ở việc chuyển giao những công nghệ mới mà còn ở năng lực tiếp nhận thông tin, quản lý dự án và nâng cao năng lực sản xuất các linh, phụ kiện và dịch vụ trong chuỗi giá trị”.  

Tin tức

mới nhất